Category

Lời Phật Dạy

Category

Nếu bạn liên tục không may mắn trong thời gian dài thì bài viết chia sẻ 2 cách tránh xui xẻo theo lời Đức Phật dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn. Mời bạn đọc cùng Phật Giáo Việt Nam khám phá 2 cách sau!

Hiếu kính với cha mẹ – cách tránh xui xẻo

Thể hiện lòng hiếu kính với chính cha mẹ của mình là một trong 2 việc làm giúp bạn tránh được xui xẻo. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, đây còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Bởi lẽ hầu hết đều mãi đuổi theo những hư vô, danh lợi, vật chất mà bỏ quên, hoặc xem thường điều này.

Chúng ta vẫn thường duy trì thói quen vào những ngày đầu năm đi chùa sắm lễ cầu khấn. Với mong ước một năm vẹn tròn như ý muốn. Ấy vậy mà ít ai hiểu được rằng hiếu thảo với chính cha mẹ của mình là cách nhanh nhất để cải thiện số mệnh. 

2 cách tránh xui xẻo theo lời Đức Phật giảng
2 cách tránh xui xẻo theo lời Đức Phật giảng

Chúng ta luôn nghĩ rằng vật chất càng nhiều thì báo hiếu cho cha mẹ càng lớn. Điều này không sai. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả. Chính sự quan tâm, lắng nghe và ở cạnh chăm sóc cha mẹ. Đó mới là tất cả những gì mà cha mẹ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ. Ngay cả khi bạn trở thành một người lương thiện, sống có ích cho cuộc đời. Đây cũng được xem là phần nào báo hiếu cho cha mẹ của mình.

Làm việc tốt ngay trong chính nhà của mình

Thông thường, chúng ta thường có tâm lý rằng chỉ người ngoài mới cần được nhường nhịn. Còn đối với người trong nhà, ta tùy tiện đối xử. Có thể thoải mái gắt gỏng, tức giận, tranh cãi với những người thân. Bởi lẽ xuất hiện tâm lý này là vì chúng ta luôn mặc định người thân sẽ tha thứ, sẽ bỏ qua cho những lần gắt gỏng của mình. 

Tuy nhiên, mỗi người cần hiểu rằng chỉ khi đủ nhân duyên, chúng ta mới có thể được sinh ra trong cùng một dòng máu, mới trở thành người nhà, người thân, họ hàng của nhau. Nếu không biết quý trọng, sẽ chẳng còn nhân duyên tốt nào ghé thăm ta nữa.

2 cách tránh xui xẻo theo lời Đức Phật giảng
2 cách tránh xui xẻo theo lời Đức Phật giảng

Biết yêu thương, giúp đỡ, trân trọng và bảo vệ họ. Đó không chỉ là trách nhiệm của cá nhân với người thân. Mà đó còn là trách nhiệm của mình với chính bản thân mình. Con đường ngắn nhất để dẫn đến bất hạnh, sự cô đơn. Không điều gì khác là sự thờ ơ, không quan tâm đến những người thân yêu xung quanh mình.

Cuộc đời không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Không phải lúc nào cuộc sống này cũng vận hành theo cái cách mà ta mong muốn. Đôi khi những chuyện xui rủi ghé qua cuộc đời, dù là gợn sóng hay bão tố. Nó đến và làm mình không kịp trở tay. Ấy thế mà, nếu áp dụng làm 3 điều dưới đây theo lời Đức Phật giảng. Bạn sẽ phần nào xua đuổi được vận hạn xui xẻo, thu hút những điều may mắn.

Bố thí

Bố thí chính là đang tự mình tạo nên phúc đức. Không chỉ dành cho chính mình, mà còn là để phúc phần cho những người thân yêu bên cạnh. Phúc đức được biểu hiện dưới nhiều sự may mắn khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau. Mà rất có thể bằng mắt thường hay với suy nghĩ đơn giản, bạn sẽ rất khó để nhận ra. 

Khi bố thí, không cần phải cao sang, vật chất nằm ngoài khả năng của mình. Chỉ cần là xuất phát từ chính sự chân thành của mình thì mọi thứ cho đi đều xứng đáng. Đức Phật cũng giảng về bố thí có 3 loại. Loại đầu tiên là thí tài, bố thí pháp và bố thí vô úy. 

Tu hành

Tu ở đây có thể được hiểu chính là không ngừng nâng cấp, cải thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, tức là mỗi ngày chúng ta đều phải thật tâm nhìn nhận những mặt chưa tốt, chưa hoàn thiện của bản thân. Sau đó rút kinh nghiệm, sửa chữa và không ngừng khắc phục những lỗi sai đó. 

Xua đuổi vận xui theo 3 điều Phật dạy
Xua đuổi vận xui theo 3 điều Phật dạy

Còn hành ở đây được hiểu là thực hành. Sau khi rút ra những bài học, những kinh nghiệm, chúng ta phải áp dụng nó vào thực tiễn. Nói những lời hay, làm những việc tốt với cuộc đời, với những người xung quanh mình. Hãy luôn quan sát cảm nhận và thái độ của người khác. Để từ đó hiểu được việc mình làm, lời mình nói đã thực sự được người đối diện chấp nhận, ủng hộ hay chưa. Từ đó mà có những điều chỉnh sao cho hoàn thiện hơn. 

Tâm tịnh – Xua đuổi vận xui theo 3 điều Phật dạy

Vì cuộc sống bộn bề kéo người ta sống “vật chất” với guồng quay “cơm – áo – gạo – tiền”. Thế nhưng, sau khi trải qua bao thăng trầm. Con người chúng ta mới nhận ra thanh tịnh trong tâm hồn chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nếu chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể mỉm cười được với bất kỳ chuyện gì. Đó là do bạn chưa thực sự buông bỏ những sân si, ganh đua, hay danh lợi hào nhoáng. Khi đặt chúng xuống, bạn sẽ thấy cuộc đời này hạnh phúc, nhẹ nhàng làm sao. 

Xua đuổi vận xui theo 3 điều Phật dạy
Xua đuổi vận xui theo 3 điều Phật dạy

Lời kết

Không thể phủ nhận chính những điều bất trắc, trở ngại trong cuộc sống sẽ làm con người trở nên trưởng thành hơn. Có trong giông bão, con người mới được tôi luyện để trở thành những người mạnh mẽ nhất. Thế nhưng, nếu chúng ta không ngừng gặp những chuyện xui xẻo, đó không hẳn là điều hay tín hiệu tốt đâu nhé! Phật Giáo Việt Nam hy vọng bạn đọc sẽ không ngừng áp dụng 3 điều trên để có được một cuộc sống như mong muốn.

Để đến được bến bờ “giác ngộ”. Không phải tất cả chúng ta đều sẽ có rất nhiều phương tiện để đi đến đó hay sao? Thế nhưng, qua sông rồi thì hãy bỏ bè là một trong những cách nhanh nhất để đến được miền đất “giác ngộ”. Hãy buông bỏ những câu chuyện trong quá khứ,. Vì như vậy, chúng ta sẽ mất đi hiện tại, tương lai, đánh rơi đi từng khoảnh khắc đang hiện hữu trong cuộc đời. 

Kết bè qua sông

Có một câu chuyện cổ Phật giáo kể rằng, vào một buổi sáng mùa Thu trời trong gió lặng. Đức Phật dẫn các đệ tử đi ra ngoài thành Xá Vệ. Đi được một lúc thì tới một bờ sông, nước sông cuồn cuộn chảy không ngừng…

Đức Phật chỉ tay xuống dòng sông và hỏi chúng tăng: “Các con bảo bây giờ làm thế nào để qua được sông?”. Chúng tăng ngơ ngác nhìn nhau và nói: “Bạch sư tôn, có lẽ chúng ta phải tìm một thuyền phu ạ!”. Đức Phật mỉm cười nói: “Vậy nếu không có thuyền phu thì phải làm thế nào?”. Chúng tăng im lặng nhìn nhau không nói gì.

Đức Phật tiến gần đến bờ sông rồi nói: “Nếu không có thuyền phu thì phải tự kết bè để qua thôi”. Sau đó Đức Phật mới thuyết giảng cho chúng tăng nghe về chiếc bè này. Đức Phật kể rằng:

Ngày xưa có một người đàn ông nọ muốn vượt sông nhưng tìm mãi cũng không thấy bóng người hay chiếc thuyền nào. Mặt sông rộng lớn không có chiếc cầu nào bắc qua. Nước sông thì lại chảy xiết. Nếu cứ đứng mãi ở trên bờ thì làm cách nào mới có thể về nhà được đây?

Qua sông rồi thì hãy bỏ bè
Qua sông rồi thì hãy bỏ bè

Người này ngẫm nghĩ một hồi rồi đi dọc bờ sông nhặt lấy củi khô, lá cây, tìm dây dợ rồi ngồi đan bè. Một lúc sau bè đan xong. Ông liền thả bè xuống nước, dùng tay chân của mình làm mái chèo mà vượt sông. Vậy là cuối cùng ông cũng sang được bờ bên kia.

Qua sông rồi mà không muốn bỏ bè

Nhưng khi đã đặt chân được lên bờ rồi thì ông ta lại nghĩ thầm trong bụng: “Cái bè này mình đan thật tốt, nó đã giúp mình qua sông, thoát khỏi cảnh màn trời chiếu đất. Vậy thì mình đừng bỏ nó đi, cứ mang theo bên người thì ắt sẽ lại có lúc dùng đến”. Nghĩ vậy ông bèn vác chiếc bè lên, cắp vào nách rồi bước đi.

Trời chiều mỗi lúc một tối hơn. Chiếc bè trên tay người đàn ông cũng mỗi lúc một nặng hơn. Đường về nhà ông đồi núi cheo leo, lại phải mang theo cái bè rất nặng. Vì vậy ông cứ đi một đoạn lại phải dừng lại để nghỉ. Thế rồi khi đã trèo qua được quả đồi cuối cùng thì ông đã hoàn toàn kiệt sức. Đổ vật xuống ngay bậc cửa trước nhà.

Chiếc bè có tác dụng khi ở dưới nước, nhưng sẽ vô dụng khi lên bờ

Kể xong, Đức Phật mới giảng giải cho chúng tăng: “Này các tỳ kheo, chiếc bè chỉ có ích khi ở dưới nước, còn khi lên bờ thì nó lại trở thành gánh nặng. Người đàn ông nọ không hiểu ra được điều này nên cứ mệt mỏi vác trên mình chiếc bè vốn đã vô dụng”.

Một tỳ kheo cung kính nói: “Bạch sư tôn, đáng lẽ ông ấy nên để chiếc bè ở bờ sông; có thể nó sẽ có ích cho người khác”.

Một người khác nói: “Ở dưới sông thì chiếc bè chở ông ấy; còn trên cạn thì ông ấy lại phải chở chiếc bè đi”.

Đức Phật mỉm cười nói: “Đúng vậy! Và chẳng phải trong các tỳ kheo đây vẫn có người luôn giữ bên mình những thứ vô dụng mà không chịu bỏ đi sao? Qua sông rồi thì hãy bỏ bè, càng xả nhiều thì càng nhẹ, càng dễ thăng hoa!”.

Qua sống rồi thì hãy bỏ bè

Những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mà bạn gặp phải. Đó chính là phương tiện để giác ngộ, để tìm được đúng hơn định nghĩa 2 chữ “hạnh phúc”. Nếu đã vượt qua được, hãy buông bỏ quá khứ để tiếp tục bước đi. Đừng mãi vướng bận quá khứ, hãy buông bỏ những kỉ niệm, khoảnh khắc không cần thiết.

Đời người ví như một dòng sông chảy thẳng, xuôi dòng. Một khi đã qua là không thể quay trở lại. Vậy nên, chỉ có thể sống trọn vẹn từng khoảnh khắc trong hiện tại. Để bất kì giây phút nào trôi qua cũng trở thành đáng giá!

Qua sông rồi thì hãy bỏ bè
Qua sông rồi thì hãy bỏ bè

Với câu chuyện “qua sông rồi thì hãy bỏ bè” trên. Chúng ta đều đã nhận ra những chân lý đúng đắn trong cuộc sống. Rằng chỉ có thể sống trọn vẹn từng phút giây ở hiện tại, ta mới không ngừng thôi lưu luyến những khoảnh khắc trong quá khứ. Hay nói một cách khác, nếu đã trải qua rồi, thì đừng mãi giữ khư khư câu chuyện cũ nữa. Phật Giáo Việt Nam hy vọng tất cả chúng ta đều sẽ biết trân trọng hiện tại.

Đức Phật từng dạy mỗi người chúng ta rằng: đừng để cái miệng làm khổ cái thân. Đừng để lời nói tiêu cực, nghiệt ngã, độc ác làm ảnh hưởng vận mệnh của bản thân mình. Tu cái miệng là một trong những việc làm khó, là cả quá trình. Không phải ai cũng dễ dàng tu được cái miệng của mình. Mời bạn đọc cùng Phật Giáo Việt Nam khám phá về những vấn đề xoay quanh tu cái miệng, khẩu đức trong bài viết dưới đây.

Câu chuyện về khẩu đức kém

Tại thị trấn nọ có một chàng trai trưởng thành tuổi đã hơn 30. Có thể nói lớn lên cũng rất khôi ngô tuấn tú. Nhưng đến nay dù chỉ một việc cũng chưa thành; muốn công ăn việc làm, việc làm không có được, muốn tạo dựng sự nghiệp, sự nghiệp lại cũng không thành. Bạn bè cùng độ tuổi với anh ta đều lập gia đình và có con cái đến trường học cả rồi. Mà anh ta vẫn độc thân một mình chưa vợ chưa con gì cả, ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch. Có lúc đến cả mấy ngày không rửa mặt, thân thể dơ bẩn nhếch nhác như dòng sông Hán. Ai nói lời tốt giúp góp ý khuyên bảo thì cũng không để tai nghe. Ai nói thêm nữa thì liền chừng mi quắc mắt lớn tiếng nạt nộ lại người ta.

Anh ta đã mở một điểm buôn bán nhỏ, nhưng cũng không có tư tưởng tiến thủ, không có chí lớn, chỉ biết ăn ăn uống uống. Người ta buôn bán có đồng lời còn anh ta phải bù lỗ, đến phiên anh ta tiếp quản buôn bán ngay cả vốn cũng chưa thu trở về, mấy năm liền trả tiền gốc cộng thêm tiền lời tạo thêm gánh nặng cho những người trong gia đình, khiến họ thở không ra hơi, gia cảnh mỗi ngày càng sa sút.

Đã thế, đến lúc lại còn phải mượn giấy tờ đất của họ hàng để thế chấp vay tiền lãi cao mới có thể tiếp tục mà kinh doanh. Người mẹ đã 60 tuổi cũng không cách nào giúp anh ta gỡ lại trong công việc buôn bán. Những người bạn xung quanh anh đều nhận không ra anh của khi trước đây nữa.

Thể diện bề ngoài của anh ta cũng không thua kém ai, tại sao lại không vinh quý. Sau khi quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện, anh chàng này khẩu đức rất kém, có lẽ nguyên cớ là do bản thân đã sớm tiêm nhiễm nhiều thói quen xấu trong xã hội, người ấy từ nhỏ nói chuyện đã bao to búa lớn nạt nộ la lối um xùm, không có hình dạng của một người thận trọng chín chắn, không tôn trọng trưởng bối, không tôn kính Thần Phật, uống ly rượu vào thì ăn nói càng hàm hồ bá đạo, tùy tiện nói lung tung.

Anh chàng này vì sao làm kinh doanh lại phải bù lỗ vậy? Vẫn là bởi vì không có phúc báo, có phúc báo mới có thể kiếm tiền. Phúc báo của anh ta sớm đã tổn thất đi không ít, như vậy thì làm sao mà kiếm ra tiền. Nếu mà anh ta không sớm ngộ ra rồi sửa đổi hối cải đi, thì về già tình cảnh của anh ta sẽ càng thêm thê lương.

Khẩu đức quan trọng đến nhường nào?

Có người mặc dù chưa bao giờ làm những việc tà ác. Thế nhưng phúc báo cũng hao tổn bởi thông qua cái miệng của mình. Vậy nên, cho dù chúng ta tích đức bằng các việc thiện nguyện, nhưng lại không “tu khẩu” cũng đừng mong chờ vào việc được nhận phúc báo.

Người xưa từng nói rằng: “ngôn do tâm sinh”. Điều này có nghĩa là lời từ trong tâm mà ra. Khi ta có những lời nói ác nghiệt, không tốt. Điều này tức là trong tâm của mình đã bị vấy bẩn bởi những điều xấu xa, những suy nghĩ tiêu cực.

Lời Phật dạy về khẩu đức
Lời Phật dạy về khẩu đức

Miệng của chúng ta cần được giữ đức. Để giữ đức bằng miệng, chúng ta không nên nói những lời nghiệt ngã, chua ngoa. Khi tức giận, chúng ta không nên quá nóng giận, chửi rủa người khác. Phúc báo là do nhân duyên hòa hợp. Đây cũng là một loại thể hiện của trường năng lượng.

Đức Phật dạy gì về khẩu đức?

Trong mỗi kinh nhà Phật, không phải mỗi Phật tử đều cảm nhận được sự mềm mại, thuyết phục của ngôn từ? Chúng sinh mười Pháp giới không phải đều rất thích được nghe Phật thuyết giảng hay sao? Đó là do Phật đã tu hành nhiều kiếp, nhiều đời. Đó là cả một quá trình mà mỗi người chúng ta không ngừng học tập, trau dồi và cải thiện.
Vậy như thế nào là lời không nên nói? Đâu là lời nói không tốt? Phật giảng qua 12 lời sau đây:

  • Những lời nói chán nản, thối chí
  • Những lời khoe khoang.
  • Những lời nói tổn thương
  • Những lời nói oán trách.
  • Những lời nói riêng tư.
  • Những lời nói bí mật.
  • Những lời nói tức giận.
  • Những lời nói dối trá.
  • Chuyện không nói có, chuyện có nói không
  • Nói lời hung ác.
  • Nói lưỡi đôi chiều.
  • Những lời nói thêu dệt

Chúng ta luôn thắc mắc không biết làm cách nào để sống an yên, hạnh phúc. Nếu luôn để bản thân vướng vào 5 chữ đừng dưới đây, chắc chắn bạn sẽ rất khó để có được một cuộc sống như mong muốn. Vậy 5 chữ đừng đó theo lời Đức Phật giảng bao gồm những gì? Mời bạn đọc cùng Phật Giáo Việt Nam khám phá ngay trong bài viết dưới đây!

Có thù đừng ghi nhớ – sống an yên hạnh phúc

Cuộc đời là một dòng chảy xuôi dòng tự nhiên. Trong dòng chảy đó, con người không thể tránh khỏi việc bị người khác xúc phạm, làm tổn thương, làm những điều không đúng. Tuy nhiên, cuộc đời này vốn cũng chẳng dài. Vậy nên thay vì thù hận. Tại sao chúng ta không mở lòng khoan dung, tha thứ cho người khác?

Dùng thiện lương nhân ái của chính mình để đối đãi, để bỏ qua những vụn vặt giận hờn, oan ấn. Buông bỏ thù hận thì mọi khoảnh khắc trong cuộc đời đều trở nên ý nghĩa, đáng sống. 

Tức giận đừng để trong lòng

Cũng giống như việc chúng ta bỏ qua những lỗi lầm, thù hận của người khác. Khi trong lòng đang có cơn oán hận, hay tìm cách để nó nguôi ngoai. Lâu dần, hay tìm cách cho nó biến mất. Tức giận là điều tồn tại khách quan, không nên giữ lại trong lòng làm gì. Cũng giống như việc nếu chúng ta nín thở trong một khoảng thời gian dài. Khí sẽ ứ tác, lâu dần sẽ sinh bệnh. 

Có tình yêu đừng buông bỏ

Có thể thấy tình yêu là một trong những điều tuyệt vời mà không phải ai cũng tìm thấy được. Nó là liều thuốc tinh thần diệu kỳ, có khả năng tắm mát trong tâm hồn con người. 

Chúng ta luôn đòi hỏi đối phương phải đạt được những yêu cầu này, phải trở thành người như thế kia. Chúng ta mong bạn đời của mình phải thật hoàn hảo. Để rồi khi không kiếm tìm được điều đó từ đối phương, chúng ta vội vã buông bỏ. Nhưng đừng quên rằng “xa tận chân trời, gần ngay trước mắt”. Không cần kiếm tìm đâu xa, người mà bạn tìm kiếm đã có ở đây rồi. Đừng buông bỏ, hãy học cách yêu lấy những điều không hoàn hảo!

Có phúc đừng chờ đợi

Để làm được điều này, hãy nghĩ rằng ngày hôm nay là ngày cuối cùng ta được sống. Nếu như vậy, chúng ta sẽ biết quý trọng từng khoảnh khắc, từng giây phút trôi qua trong đời. Có phúc biết hưởng, mọi việc đến đâu hay đến đó. 

Nếu là con cháu hãy hưởng phúc của con cháu. Đừng suy nghĩ nhiều, đừng vì mình là con cháu mà cho phép biến mình thành trâu ngựa. Điều này chỉ càng khiến bạn trở nên già nua, thậm chí là không thể sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Không phải cổ súy cho việc thờ ơ, bỏ mặc người thân. Tuy nhiên, cần biết cách cân bằng, linh hoạt để bản thân mình cũng được “sống”. 

Có tiền đừng keo kiệt

Nhiều người lầm tưởng rằng, hoặc biện hộ rằng, keo kiệt chính là vì muốn tiết kiệm. Song, thực tế là keo kiệt và tiết kiệm hoàn toàn không giống nhau. Biết cuộc sống đủ, biết chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn hơn. Chắc chắn cuộc đời bạn sẽ bình yên, không muộn phiền. Đừng quá toan tính chi li hơn thua từng chút một để sống an yên, hạnh phúc. Điều đó chỉ khiến bạn cảm thấy “nặng óc”, sống không thoải mái. 

Lời kết

Với những chia sẻ trên, Phật giáo Việt Nam đã giới thiệu đến cho bạn đọc 5 đừng để có một cuộc sống an yên. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được những giây phút đáng sống. Hãy luôn sống an yên, hạnh phúc bạn nhé!

Trong Kinh Chánh niệm có dạy con người chúng ta rằng: “tạo ra một ngôi chùa chẳng bằng cứu một sinh mạng”. Nói vậy, không có nghĩa là đề cao sinh mạng của mỗi con người. Mà ngay cả loài vật cũng cần được bảo vệ, trân trọng. Phóng sinh là một trong những việc làm nuôi dưỡng lòng từ bi của mỗi con người. Phóng sinh là việc làm thiện từ tâm. Vậy nên, chỉ cần phóng sinh một lần, phúc báo theo bạn đời đời, nghiệp lành khai mở. 

Lời Phật dạy: phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở.

Theo quan điểm nhà Phật, Phật giáo vốn không phân biệt người sang kẻ giàu. Cũng không so bì đó là người, hay là vật. Bởi lẽ tất thảy chúng sinh đều là những sinh mạng cần được quý trọng, bảo vệ hệt như nhau. 

 Bất cứ loài nào cũng tự nó có cho mình bản năng sinh tồn và bảo vệ tự nhiên. Con người hay con vật, tất thảy đều có hệt như nhau. Tuy nhiên, con người lại được thượng đế ưu ái hơn vì có cả sức mạnh và trí tuệ. Thế nhưng, con người một khi đã lợi dụng ưu điểm đó để tàn sát các loài còn lại thì đây chính là nghiệp ác. 

Như vậy, Phật Giáo nhấn mạnh vào sự ham sống cũng như cầu sinh của tất cả mọi loài. Nghiệp ác của con người được gieo xuống mỗi khi con vật ngước ánh nhìn lên van xin được sống thêm một lần nữa. Hay khi chúng giãy giụa trong vô vọng, gào thét, hoặc sử dụng các biện pháp tiêu cực. Tất cả là vì muốn thoát khỏi tay tử thần. 

Dễ dàng thấy được, nếu sát sinh là ác, là nghiệp xấu. Thì phóng sinh ngược lại, phóng sinh chính là thiện, là nghiệp lành. Phóng sinh được xem là thiên hạnh lớn nhất, bao trùm thiên hạ. Nên trong thời khắc sinh tử, đã có không biết bao nhiêu người thiện lương ra tay can ngăn. Thậm chí sẵn sàng bỏ một số tiền không nhỏ để mua rồi thả cho con vật tự do. Con vật thì được sống thêm một lần nữa. Còn mình thì thấy nhẹ nhõm vì can ngăn được ác nghiệp.

Lời kết

Qua đây, Phật Giáo Việt Nam mong rằng tất cả chúng ta đều sống lương thiện, biết phóng sinh. Có như vậy, cuộc đời này sẽ tốt đẹp hơn biết bao. 

Cuộc sống luôn biến động, thay đổi không ngừng. Con người cũng thế, cũng không ngừng đổi thay. Vì vậy, ranh giới giữa chính và tà rất mong manh, khó biết được. Để phân biệt người chính, kẻ tà, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Câu chuyện về cách phân biệt người chính, kẻ tà theo lời Phật dạy

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Nếu có người ở trong nhóm tà thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

– Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe rồi sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:

– Các Thầy khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn dạy:

– Người ở nhóm tà sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này ở nhóm tà. Thế nào là năm? Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà. Nếu có chúng sinh ở nhóm tà, nên dùng năm việc mà biết.

Lại nữa, có chúng sinh ở trong nhóm chính, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

   Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

– Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:

– Các Thầy khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

– Người ở nhóm chính, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chính. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành thì để ý. Nên biết người này đã ở nhóm chính, trụ ở nhóm chính. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tà tư, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.357)

Lời bàn

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà đã chỉ ra rõ: “đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà”. Đây được xem là 5 tiêu chuẩn để mỗi người chúng ta có cơ sở để thẩm định một người theo chính, hay theo tà. Không chỉ thẩm định người khác, mà 5 tiêu chuẩn đó cũng là để thẩm định chính mình.

Cuộc đời này thực tế là luôn biến động không ngừng. Thân tâm con người thì vô thường. Vậy nên ranh giới giữa chính tà đôi khi lại rất mong manh. Có đôi khi ta luôn khẳng định mình là người của chính phái, là người thiện lành. Nhưng đôi khi, thực tế không phải vậy. Vậy nên cần lấy 5 tiêu chuẩn trên của Thế Tôn để kiểm tra chính mình. Từ đó mà có sự điều chỉnh sao cho càng nâng cấp, hoàn thiện mình hơn.

Lời kết

Với 5 tiêu chuẩn trên, Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà luôn là bài học mà con người ghi nhớ để ấp dụng thường xuyên. Mong bài viết này, Phật Giáo Việt Nam sẽ hữu ích và giúp bạn không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Theo thực tế, thuốc an thần là cách tốt nhất để giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn đúng. Thuốc an thần nếu lạm dụng quá nhiều thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Trước những ngổn ngang vui buồn, mệt mỏi do áp lực, liệu thuốc an thần có giúp bạn tránh khỏi những ác mộng? Trong đó, nếu áp dụng lời Phật dạy về cách nằm ngủ an lành, không bao giờ gặp ác mộng, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon đến tận sáng hôm sau!

Bản dịch của Thầy Minh Châu, Đức Phật dạy rằng

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm? Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra, mộng tinh, di tinh. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm? Ngủ một các ngon lành; thức dậy một cách ngon lành; không thấy ác mộng; chư Thiên phòng hộ; bất tịnh không chảy ra. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.

Vậy làm sao để có giấc ngủ an lành

Giấc ngủ cũng chính là một trong những cách để con người nghỉ ngơi, thư giãn. Có bao giờ bạn rơi vào cảm giác mệt mỏi, muộn phiền sau một ngày dài làm việc vất vả. Đến khi đêm về, giấc ngủ cũng chẳng khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn? 

Một giấc ngủ an lành, tưởng chừng như quá dễ dàng, đơn giản. Thế nhưng đây lại chính là ước mong của không biết bao nhiêu người. Và thực tế là không phải ai cũng có khả năng tự tạo ra cho mình một giấc ngủ an lành. 

Theo tuệ giác của Thế Tôn, chúng ta cần phải có một tâm hồn bình an, thư thái, nhẹ nhàng. Nói một cách dễ hiểu, con người cần phải tu tập chánh niệm hàng ngày. Đồng thời cũng cần thực hành buông thư trước lúc ngủ mỗi ngày. 

Không dùng các chất kích thích như cà phê, trà,… Hơn hết là rủ bỏ mọi toan tính, tập trung vào trú niệm pháp môn (niệm phật, niệm hơi thở). Chỉ những ai biết trú niệm, tỉnh giác sẽ mau chóng có một giấc ngủ sâu, an lành. 

Lời kết

Với những chia sẻ trên, Phật giáo Việt Nam hy vọng đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích để có một giấc ngủ an lành. Chúc bạn đọc sẽ mau chóng thành công, để những giây phút nghỉ ngơi trở nên tuyệt vời nhất!

Đức Phật đã từng dạy rằng phúc đức của một đời người không bao giờ tồn tại mãi mãi nếu chúng ta không chịu tích đức. Nói một cách dễ hiểu, phúc đức cũng cần được tích lũy.  Bởi vì phúc đức không phải như nồi cơm của thạch sanh. Không phải khi ta cứ dùng hết thì nó lại có. Phúc đức cần được tích lũy mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây. Chính vì lẽ đó nên Phật Giáo Việt Nam gửi đến bạn đọc lời Phật dạy: chịu khổ chính là đang thoát khổ, hưởng phúc chính là tiêu phúc.

Chịu khổ chính là đang thoát khổ – chịu khổ hưởng phúc

Con người chúng ta thực tế ai cũng có nỗi khổ riêng. Và sự thật thì ai cũng sợ đau khổ, sợ buồn đau, sợ cuộc đời trôi chảy không theo ý mình mong muốn. Nhưng con người chúng ta lại không hiểu rằng, đau khổ chính là nhân quả mà buộc chúng ta phải gánh. Chỉ có những ai hiểu được điều này, biết chịu đựng đau khổ thì mới nhanh chóng trở thành người Siêu Việt.

Chịu đựng đau khổ chưa bao giờ là điều xấu, nó cũng không phải là điều tồi tệ. Theo quan điểm nhà Phật, chịu đựng những điều khổ đau lại chính là việc làm giúp tiêu trừ nghiệp tội của bản thân. Một người càng chịu đựng nhiều đau khổ thì nghiệp tội do kiếp trước tạo ra.

Càng sợ đau khổ thì cuộc đời sẽ cho khổ đau càng nhiều. Những người luôn mang trong mình tâm hồn phóng khoáng, vì vậy họ không hề sợ những điều đau buồn. Thế nên họ luôn biết cách bằng lòng, không oán trách, không giận dữ. 

Hưởng phúc chính là tiêu phúc

Theo quan điểm của nhà Phật, nếu hưởng phúc quá nhiều trong một thời gian ngắn cũng không phải là chuyện tốt. Bởi vì như đã nói, phước đức của một đời người không bao giờ là cố định. Hưởng quá nhiều phúc đức phước lành thì về sau càng ít đi. Chính vì lý do này mà chúng ta phải không ngừng tích đức, tạo phúc.

Mỗi người khi sinh ra đều trải qua một hành trình song hành với khổ đau. Đời người không bao giờ là nhẹ nhàng, êm ái như cách một đứa trẻ con hay nghĩ. Ngay từ khi sinh ra, mỗi người đều đã bắt đầu một hành trình tu tâm của một kiếp người. Cho dù chúng ta sinh ra trong hoàn cảnh nào thì thực tế cũng đều phải trải qua những vấn đề nan giải khác nhau. Đừng bao giờ thấy người khác hạnh phúc là tưởng cuộc sống của họ vốn nhẹ nhàng. Tất cả chúng ta đều như nhau. Chỉ là người biết chấp nhận, biết bằng lòng để có một đời an yên.  

Lời kết

Với những chia sẻ trên, lời Phật dạy về chịu khổ chính là đang thoát khổ, hưởng phúc chính là tiêu phúc, Phật Giáo Việt Nam hy vọng bạn đã có cho mình một bài học quý báu!

Người sống có phúc nhờ thường xuyên tích đức là người luôn hạnh phúc, sống một đời an yên, không muộn phiền, lo lắng. Vậy dấu hiệu để nhận biết người sống có phúc nhờ tích đức là những dấu hiệu nào? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng Phật Giáo Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Lúc khó khăn luôn có lối thoát

Vào lúc khó khăn nhất, tưởng chừng như không còn lối thoát. Thế nhưng ông trời vẫn tìm cách cho bạn có một đường lui. Có thể là bỗng nhiên có một người đến hỗ trợ bạn. Hoặc cũng có thể bỗng nhiên tình huống đó lại có sự thay đổi vào phút cuối cùng. Đó là do bạn đã không ngừng tích đức để có được phúc báo ngày hôm nay.

Đem lại may mắn cho người khác

Nếu nhiều người ở cạnh bạn và được hưởng may mắn từ bạn. Điều này chứng tỏ bạn là người sống có phúc, luôn tích đức mỗi ngày. Chẳng hạn như quán đang ế ẩm, không có một vị khách nào. Bạn vừa ghé ngang qua, lập tức có rất nhiều khách hàng đến và ủng hộ. Đó là do chính phúc của bạn đã đem đến may mắn cho người khác.

Luôn tai qua nạn khỏi

Nhiều lúc đúng ra bạn sẽ gặp phải một đại nạn nào đó. Tuy nhiên, chính nhờ vào phúc đức mà bạn không ngừng tích góp mỗi ngày. Chính điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua khỏi đại nạn. 

Được bạn bè xung quanh quý mến

Người có phúc là người được nhiều người xung quanh quý mến. Họ là những người có nhiều người bạn tốt xung quanh, luôn sẵn sàng giúp đỡ, sát cánh bên nhau. 

Làm gì cũng thành công, thuận lợi

Khó tránh khỏi việc cuộc đời đôi khi không bằng phẳng. Sẽ có những thử thách, những khó khăn mà mỗi người đều cần trải qua. Tuy nhiên, với những người sống có phúc nhờ vào việc thường xuyên tích đức thì những khó khăn đó cũng chỉ như gợn sóng mà thôi. Trong công việc, dù bạn có làm bất cứ công việc nào cũng sẽ có phần thành công hơn những người khác. Chẳng hạn như cùng buôn bán một món đồ, nhưng bạn lại được nhiều người biết đến. Trong khi đó, người khác thì ế ẩm, thậm chí là thua lỗ. 

Có được người chồng/ vợ lý tưởng

Một người có phúc nhờ vào việc tích đức sẽ mau chóng gặp được người bạn đồng hành tuyệt vời. Họ đều là những người hướng thiện thì sẽ mau chóng hút lấy những người cùng tần số với mình.

Con cái của bạn ngoan ngoãn, giỏi giang

Một người có phúc đức chắc chắn sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang. Một trong những điều tạo dựng gia đình hạnh phúc, không thể không nhắc đến những đứa con. Con càng biết nghe lời, luôn chăm chỉ phấn đấu trở thành người tốt chính là điều hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi người làm bố, làm mẹ.

Bạn có ngoại hình xinh đẹp

Đúng như ông bà ta xưa vẫn có câu “tâm sinh tướng”. Người có phúc thường được ông trời ưu ái, ban tặng cho vẻ ngoài cân đối, gương mặt hiền phúc hậu. Nếu ngày hôm nay bạn có ngoại hình ổn thì hãy biết ơn vì kiếp trước đã tạo nhiều phúc đức. 

Bạn ít khi ốm đau

Những người sống có phúc chắc chắn sẽ rất ít khi mắc các bệnh vặt vãnh. Các bệnh như sốt, ho, cảm cúm,… sẽ khó có thể chạm đến hoặc làm khó được bạn. Bởi lẽ phúc dày đức cao giống như một tấm khiên kiên cố, vững chắc bảo vệ bạn khỏi những bệnh tật này.

Bạn luôn tin vào nhân quả

Đây là điểm dễ dàng nhận ra ở một người có nhiều phúc báo. Bởi lẽ khi chúng ta tin vào nhân quả, chúng ta sẽ đối xử, hành động, suy nghĩ lương thiện. Vì vậy mà phúc báo ngày càng được nhân lên, đến đời đời kiếp kiếp.

Với những chia sẻ trên, bạn đọc có nhận thấy mình được bao nhiêu trong tổng số các dấu hiệu trên. Nếu chưa được nhiều, hãy từ từ tích đức mỗi ngày bạn nhé! Phật Giáo Việt Nam tin rằng tất cả chúng ta sẽ làm được thôi!

Langauge »