Mỗi người chỉ sống trong đời một lần, hãy sống để gửi trao đi yêu thương. Đừng đem những hận thù, giận dữ thể hiện qua ngôn ngữ, hành động để làm tổn thương người khác. Những khi bản thân trở nên khó chịu vì người khác một cách khó kiểm soát, hãy nhớ đến lời Phật dạy về lời sỉ nhục

Câu chuyện về cách hành xử của Đức Phật khi bị mắng chửi

Khi còn tại thế, một lần, Đức Phật đi giáo hóa tại vùng Bà La Môn.
Khi đến đây, các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Đức Phật nhiều quá nên sinh lòng ghen ghét. Họ ra đón đường và mắng chửi Đức Phật.
Trước những lời nhiếc móc, sỉ nhục khó nghe, Đức Phật vẫn đi thong thả, còn những người kia cứ tiếp tục đi theo sau chửi.
Thấy Đức Phật thản nhiên làm thinh, các tu sĩ Bà La Môn càng thêm tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Cù-đàm có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Lời Phật dạy về lời sỉ nhục
Lời Phật dạy về lời sỉ nhục

Lời Phật dạy về lời sỉ nhục

Mỗi người sống ở đời khó mà làm vừa lòng người khác. Chúng ta cứ mãi kiếm tìm sự hài lòng từ người khác mà không nhận ra đó là việc tốt hay xấu để làm theo. Để đến khi, ta mệt nhoài không thể tiếp tục làm vừa lòng người đời được nữa. Ta nhận về những lời sỉ nhục, phỉ báng một cách thậm tệ. Và cũng bởi vì mỗi người đều có những nhận xét, góc nhìn, quan điểm khác nhau. Thế nên chẳng khi nào là đủ để làm vừa lòng hết mọi người. Vì thế, việc tránh khỏi phỉ báng, sỉ nhục là điều khó tránh khỏi.

Lời Phật dạy về lời sỉ nhục
Lời Phật dạy về lời sỉ nhục

Những lúc như vậy, nếu ta đã cố gắng hết sức mà vẫn không nhận được những lời tử tế. Hãy để nó ở “gốc cây” ngoài nhà. Hãy để mọi thứ được phép quên lãng, đừng mãi nhớ về nó. Nhớ về hay tự dằn vặt lỗi lầm của mình cũng chỉ khiến bản thân trở nên tổn thương hơn. Hãy để tâm hồn neo đậu ở bến đỗ bình yên. An ủi chính mình “đã làm tốt rồi, vất vả rồi”. Bạn sẽ tìm thấy được sự tĩnh lặng trong tâm hồn.

Khi một ai đó mắng chửi, sỉ nhục bạn. Đừng nghĩ về nó, cũng đừng đáp trả. Hãy bình thản, tự tại, ung dung. Đó chính là phong độ của một trí giả, bậc đại trí huệ. Để có thể đạt được đến cảnh giới này, phải là người thực sự có tu dưỡng mới làm vậy được.

Lời Phật dạy về lời sỉ nhục
Lời Phật dạy về lời sỉ nhục

Nếu cần thiết, hãy giải thích cho họ hiểu bằng tất cả sự chân thành của mình. Hãy luôn tử tế với người, để nhận về sự yêu thương. Nếu như một người sỉ nhục mình, hãy xem đó là nghiệp của họ mà thương họ nhiều hơn. Hãy tha thứ cho những lỗi lầm của họ.

Lời kết

Lời Phật dạy về lời sỉ nhục là bài học mà ai cũng cần học qua trong đời. Không phải ai cũng có thể cư xử như Đức Phật trong câu truyện trên. Vì vậy, để nhìn thấy một người luôn bình thản trước phản ứng quá khích của người khác. Chúng ta sẽ biết được họ đã trải qua quá trình học hỏi như thế nào.

Với câu chuyện cùng lời Phật dạy về lời sỉ nhục, chắc hẳn bạn đã biết cách làm thế nào để luôn giữ tâm hồn mình bình yên. Phật Giáo Việt Nam mong bạn sẽ luôn có một đời an yên để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc.