Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, mỗi người đều phải trải qua những giây phút bị tổn thương. Sự tổn thương đó có thể bởi sự vô tình, hay cố ý của người khác. Lời phật dạy về sự tha thứ, tha thứ cho những ai làm tổn thương hay những điều không phải với mình chính. Đó cũng chính là đang tha thứ cho chính mình. Để rồi nhận về sự an lạc trong tâm hồn, để thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng và bình yên. Để hiểu hơn về bài học sâu sắc, giá trị này, mời bạn đọc cùng Phật Giáo Việt Nam đọc ngay bài viết dưới đây.

Sự tha thứ

Tha thứ chưa bao giờ là dễ dàng. Nhất là khi nỗi hận thù bên trong đã hằn thành những vết sẹo khó lòng mà xóa nhòa. Nhất là khi nó cứ đeo bám và ám ảnh ta mỗi khi nghĩ hay nhớ về. Đó có thể là những nỗi đau khi bị xâm hại, bị phản bội hay lừa dối, bị bóc lột hay hành hạ. Mà cũng có thể đó là những việc làm sai,hay lời nói xúc phạm. 

 Nhưng sự tha thứ là điều cần thiết. Với người Hawaii cổ, họ sử dụng một nghi thức chữa lành mang tên Ho’oponopono. Nghi thức này hướng con người đến sự tha thứ. Người Hawaii cổ tin rằng, việc một người nắm giữ những cảm xúc cực đoan như giận dữ, oán hận chỉ khiến con người mệt mỏi, tổn thương nếu không chịu tha thứ. Trong Phật Giáo, sự tha thứ luôn là những bài giảng quan trọng. Là điều mà một người muốn hướng đến cái thiện phải học qua những bài học này.

Lời phật dạy về sự tha thứ

Tha thứ chính là bỏ qua lỗi lầm của người khác. Là không còn hận thù hay sự tức giận mỗi khi nhớ về. Tha thứ không có nghĩa là cố tình quên đi những việc làm sai của họ. Chỉ là khi chúng ta cho tâm hồn có thời gian xem xét và quan sát, ta sẽ thấy tâm mình an yên, lòng không oán hận, lòng không giận dữ. Chúng ta cho phép mình được sống hạnh phúc với từng khoảnh khắc trong hiện tại. Để cảm nhận cuộc đời ý nghĩa, bạn sẽ chẳng thể nào để cảm xúc tiêu cực cứ đeo bám mãi được. 

Lời Phật dạy về sự tha thứ

Phật dạy con người nên hướng về cái thiện. Mà cái thiện cũng là khi trong lòng chúng ta bỏ qua những việc làm sai trái của người khác. Lời Phật dạy về sự tha thứ, con người không nên quá cố chấp, quá đem nỗi hận thù giữ kín trong tâm hồn. Việc làm này chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, tổn thương. Thậm chí là luôn dày vò quá khứ, bỏ mặc những hạnh phúc hiện tại. Chính điều này chỉ khiến những chuỗi ngày tháng được sống của bạn trở nên ám ảnh, tệ hại. Ai cũng mong muốn có một trạng thái an lạc, nhưng lại chẳng biết làm cách nào? Câu trả lời của Đức Phật rằng bạn đã bao giờ chữa lành chính mình? Chấp nhận tha thứ cho người khác, không để tâm mình nuôi nấu hận thù, oán hận.

Lời phật dạy về sự tha thứ
Lời phật dạy về sự tha thứ

Cũng như khi ta bắt gặp những bông hoa xinh đẹp và một đống rác lộn xộn. Thoạt nhìn có vẻ hai thứ này không liên quan đến nhau. Thậm chí là đối nghịch nhau. Người ta nhìn vào thường có xu hướng ưa chuộng bông hoa mà ghét bỏ, xua đuổi rác. Tuy nhiên, với một người mang trong mình lời Phật dạy về sự tha thứ. Họ sẽ biết cách dùng rác để ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng.Từ đó mà cây hoa được phát triển, nở rộ và khoe hương sắc, sống lâu hơn.

Luyện tập trau dồi lòng tha thứ theo lời Phật dạy

Lời phật dạy về sự tha thứ là một bài học mà bất kì ai cũng nên luyện tập trau dồi. Luyện tập tha thứ để ngăn ngừa những ý niệm có hại cho bản thân mình. Đồng thời cũng giúp cải thiện đời sống tinh thần. Hơn hết còn giúp con người trở nên vui vẻ, sống với trạng thái an lạc, trọn vẹn từng phút giây. Lời Phật dạy về sự tha thứ có nói rõ, những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, oán hận có ảnh hưởng lâu dài đến nghiệp ý.

Lời phật dạy về sự tha thứ
Lời phật dạy về sự tha thứ

 Do vậy, chúng ta cần luôn tu dưỡng, nuôi dưỡng những ý niệm tích cực, tốt đẹp, từ bi. Mà những ý niệm tích cực chỉ có thể đến khi bạn đã chấp nhận tha thứ. Hơn hết còn phải biết buông bỏ những hận thù.

Ý nghĩa của lời phật dạy về sự tha thứ

Ở đời chắc chắn ai cũng sẽ gặp  nhân quả báo ứng. Đó có thể là quả báo tốt, nhưng đó cũng có thể là quả báo xấu. Vì vậy, luyện tập trau dồi sự tha thứ cũng là đang gieo những “nhân” tốt lành lên mảnh đất tâm hồn. Để tha thứ cho những người đã làm tổn thương mình. Hãy đặt mình vào vị trí của họ, để hiểu được tại sao họ lại làm như vậy. Là họ vô tình hay cố ý. Là bản thân họ vốn dĩ muốn làm mình tổn thương hay do sự thiếu hiểu biết. Nên thường xuyên đặt ra những câu hỏi, cố gắng đặt mình trong hoàn cảnh của họ.

Qua đó, có sự cảm thông, không còn oán trách gì nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng chẳng cần tha thứ bằng cách khẳng định việc làm của người đó là đúng. Chỉ cần chúng ta cố gắng hiểu họ theo hướng tích cực nhất. Có như vậy, ta mới thật sự buông bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Lời phật dạy về sự tha thứ
Lời phật dạy về sự tha thứ

Ở đời, không ai là hoàn hảo. Nếu bạn để ý, bạn cũng sẽ nhận ra rằng đôi khi mình cũng lỡ lời hoặc hành động không đúng. Vô tình điều đó làm tổn thương người khác. Không một ai là hoàn hảo. Không một ai sinh ra cho đến khi chết đi mà sống trọn vẹn không bao giờ gây ra lỗi lầm. Vì vậy, tha thứ cho người khác cũng là đang tha thứ cho chính mình. Cuộc đời này sẽ đáng sống hơn bao giờ hết nếu bạn luôn nhớ đến lời Phật dạy về sự tha thứ.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đã hoàn toàn buông bỏ  trong mình những cảm xúc tiêu cực. Chấp nhận tha thứ, buông bỏ oán hận. Đến lúc ấy, bạn sẽ nhận ra rằng từng giây phút trong đời trôi qua đều rất xứng đáng. Với những chia sẻ trên, Phật Giáo Việt Nam đã gửi đến bạn đọc một bài học sâu sắc và quý báu về lời Phật dạy về sự tha thứ. Theo dõi thêm bài viết khác để hiểu hơn về những gì sâu thẳm trong tâm hồn bạn nhé.