Có nhiều người khi chuyện trò cùng người khác, họ chẳng bao giờ để ý đến cảm nhận của đối phương. Thế nên vô tư và trở nên kém duyên trong giao tiếp. Vậy cách khắc phục làm sao? Mời bạn đọc hãy học theo lời Phật dạy để trở thành người giao tiếp có duyên hơn với mọi người 

Để cho đối phương cảm nhận được sự tôn trọng

Sự thật là ai trong số chúng ta cũng mong muốn được trở thành trung tâm của vũ trụ. Có phải bạn cũng rất thích được người khác nhắc tốt về mình? Mong muốn người khác có thể thấu hiểu được bản thân bạn nhiều hơn. Và thường khi chúng ta có cho mình trạng thái này rồi. Thì cũng đồng nghĩa với việc rất khó để lắng nghe người khác nói. 

Chúng ta thích được kể câu chuyện của mình nhiều hơn là phải lắng nghe câu chuyện của người khác. Tuy nhiên, lời Phật dạy để trở thành người giao tiếp có duyên, bạn nên chú tâm dành thời gian để lắng nghe người khác. Đây chính là điều làm cho đối phương cảm nhận được sự tôn trọng mà bạn dành cho họ.

Hãy để đối phương cảm nhận được bạn đang hiểu họ

Trong một cuộc trò chuyện, việc xảy ra những ý kiến trái chiều, không cùng chung quan điểm là điều khó tránh khỏi. Những lúc này, chúng ta thường có xu hướng lý giải, tranh luận hoặc thuyết phục người khác. Tuy nhiên, tất cả đều không có kết quả như mong đợi.

Lời Phật dạy để trở thành người giao tiếp có duyên
Lời Phật dạy để trở thành người giao tiếp có duyên

Bên cạnh việc lắng nghe người khác bằng đôi tai, cảm nhận bằng trái tim cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta đừng mãi chú ý nội dung, mà hãy chân thành quan sát cảm xúc của đối phương. Vì vậy, khi bạn đưa ra những lời kiến nghị, nhận xét, đối phương mới có thể cảm nhận được hết rằng bạn đang hiểu họ.

Mang lại cảm hứng cho người khác

Để trở thành người biết cách lắng nghe, tôn trọng người khác, hơn hết vãn cần mang lại cảm hứng cho người khác. Nhiều người cho rằng trong lúc trò chuyện, chỉ cần biểu đạt những điểm mạnh của bản thân. Có như vậy thì mọi người mới có thể hiểu mình. Đồng thời nhờ đó mà mới cảm nhận được sự hoan nghênh của mọi người dành cho mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Bởi lẽ, thực tế đã cho thấy điều ngược lại. Khi bạn đang phải suy nghĩ làm sao để có thể biểu đạt để đối phương thấy rằng bạn đang rất quan tâm, hứng thú với câu chuyện của họ. Phải nói làm sao để đối phương cảm nhận được rằng bạn hiểu họ, bạn là người thông minh, hài hước. 

Lời kết

Lắng nghe người khác cũng là tôn trọng chính mình. Thấu hiểu cảm xúc của đối phương cũng là đang lắng nghe tiếng lòng của bản thân. Tạo cảm hứng cho người khác cũng là đang khiến bản thân mình trở nên lôi cuốn hơn với những câu chuyện. Vậy nên, hãy học theo lời Phật dạy để trở thành người giao tiếp có duyên. Phật Giáo Việt Nam tin chắc rằng bạn sẽ mau chóng cải thiện được thôi!