Những việc gì được làm xuất phát từ tâm cũng là những việc làm đúng. Lương thiện vốn là bản chất của con người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vì danh, lợi mà làm mất đi 2 chữ cao đẹp đó. Vì vậy, hãy cùng Phật Giáo Việt Nam lắng nghe lời Phật dạy về những việc cần làm để lương thiện tỏa ra từ tâm mà vẫn không khoa trương, kiểu cách

Không tranh cãi với người khác

Đạo Đức kinh của Lão Tử có viết rằng “thiện giả bất biện, biện giả bất thiện”. Có nghĩa là người lương thiện thì không nên tranh cãi làm gì. Một khi đã tranh cãi thì không còn là người lương thiện được nữa. Cũng như người tốt thì sẽ không bao giờ phải nói lời gian dối. Một khi đã gian dối thì không còn là người tốt được nữa rồi. Trong một vấn đề có sự bất đồng quan điểm. Người lương thiện sẽ chọn hòa giải, không tranh giành đúng sai, phải trái. Không cần phân thắng hay bại. Hơn hết, chỉ là nêu ra quan điểm của chính mình, biết nhẫn nhịn. 

những việc cần làm để lương thiện tỏa ra từ tâm mà vẫn không khoa trương, kiểu cách
những việc cần làm để lương thiện tỏa ra từ tâm mà vẫn không khoa trương, kiểu cách

Nhiều người cho rằng nhân nhượng, nhường nhịn chính là biểu hiện của sự yếu đuối. Hay khi một người nhường nhịn chính là người không có dám, hoặc không có tiếng nói. Tuy nhiên, nhẫn nhịn lại chính là cảnh giới cao nhất của tu dưỡng. 

Không dồn ép người khác

Làm người quan trọng nhất vẫn là cái tâm. Chỉ khi việc làm được xuất phát từ cái tâm thì đó mới là việc làm đúng. Nếu có người đã đi đến đường cùng, hoặc ngõ cụt, không tìm thấy lối ra. Bạn phải tạo điều kiện để không dồn ép người khác. Không nên hạch sách, mắng nhiếc họ. Thay vào đó hay ra sức giúp đỡ, quan tâm nhiệt tình. Trời đất rộng bao la, chắc chắn những người khi đã biết sai, muốn “quay đầu là bờ”. Thì chúng ta cũng nên tạo điều kiện, cơ hội để họ được sửa sai. 

Không tự hãm bản thân

Con người bản chất vốn là lương thiện. Không cần cố gắng thì cũng đã có tính lương thiện nằm chờ sẵn trong bản chất con người. Vì vậy, cầu danh, cầu tiền, cầu lợi, cầu tình cũng chỉ tự hãm lấy sự lương thiện của bản thân. Cần phải tu dưỡng để phát huy được tính lương thiện một cách cao nhất. Lương thiện cũng chính là sự giải thoát cho mỗi chúng ta thoát khỏi khổ đau. Để trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp như buổi ban đầu. 

Lời kết

Với những chia sẻ trên, Phật Giáo Việt Nam đã gửi đến bạn đọc lời Phật dạy về những việc cần làm để lương thiện tỏa ra từ tâm. Mong rằng bạn đọc sau khi lắng nghe những lời Phật dạy trên sẽ tự có cho mình những chiêm nghiệm, từ đó học hỏi để tu dưỡng lương thiện có trong mình.