Không còn quá xa lạ khi chữ Tâm và chữ Đức luôn đi cùng với nhau để tạo nên nét đẹp của con người. Chính nét đẹp này cũng đã tạo nên sự khác biệt căn bản giữa loài vật và con người. Trong bài viết trước, Phật Giáo Việt Nam đã giới thiệu đến bạn đọc chữ Tâm, thế nên để hiểu hết về sự kết hợp hoàn hảo này. Ngày hôm nay, mời bạn đọc tiếp tục lắng nghe lời Phật dạy về chữ Đức hay và ý nghĩa sâu sắc.
Chữ Đức có nghĩa là gì?
Chữ Đức có nhiều nghĩa, cụ thể như sau:
- Ân huệ: Dĩ đức báo oán.
- Đạo đức, lấy đạo để lập thân: Đức hạnh.
- Hạnh kiểm, tác phong.
- Cái khí tốt (thịnh vượng) trong bốn mùa: mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc.
- Ý chí, niềm tin, lòng: nhất tâm nhất đức (một lòng một dạ)
- Tên quốc gia: Nước Đức.
- Ơn: Đức tin.
- Họ Đức
- Tạ ơn: Vương viết: “Nhiên tắc đức ngã hồ” (Vua nói: “vậy thì cám ơn tôi không?”).
- Giáo dục: đức hoá (lấy đức mà dạy bảo).
- Mỹ thiện: Đức chính (chính sách tốt đẹp).
Chữ Đức trong đời sống
Chữ Đức là sự kết hợp giữa bộ ba chữ, bao gồm: chữ Sách + chữ Trực + chữ Tâm. (德)
Ý nghĩa của từng chữ như sau:
- Chữ Sách: bước đi, hành dộng
- Chữ Trực: Chính trực, ngay thẳng
- Chữ Tâm: Ý nghĩ, tư duy, sự suy tư
Với ý nghĩa từng chữ tách riêng, chữ Đức là sự kết hợp giữa 3 ý nghĩa trên. Thế nên, dễ dàng hiểu được chữ Đức nghĩa là sống thực với chính con người mình, đồng thời nên làm đúng với lương tâm, không làm những đều xấu xa đi ngược lại với đạo đức con người.
Lý thuyết thì đúng là như vậy. Thế nhưng ở đời, mấy ai thực hành được? Bởi không phải ai cũng hiểu rõ bản thân mình, cũng chẳng biết mình đang cần gì, đang có gì, nên sống như thế nào,… Tất cả là những dấu chấm hỏi lớn trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta là lần lượt khám phá, giải đáp những dấu chấm hỏi đó bằng chính lời Phật dạy về chữ Đức. Sống với nội tâm hài hòa, biết khoan dung, tha thứ với lỗi lầm của chính mình và của người khác, luôn giữ cho mình những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh,… Cũng là một trong những biểu hiện sống có chữ Đức.
Bàn về chữ Đức
Hiểu được tầm quan trong trong lời Phật dạy về chữ Đức, người xưa đã có câu “Tiên tích đức, hậu tầm long” . Câu này có nghĩa là muốn giàu sang, phú quý thì con người trước tiên cần biết tu nhân tích đức, phải có đức. Bên cạnh đó, người xưa cũng có câu nói đề cao chữ Đức như “Có đức mặc sức mà ăn”. Chỉ cần tích đủ Đức, con người sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương thơm của cuộc sống.
Chữ Đức vốn là một trong những chữ tạo nên số phận của mỗi người. Ăn ở phải có đức luôn là lời khuyên răn đúng với mọi thời đại. Thế nên mặc dù trong tử vi, người ta vẫn coi trọng “số phận” của mỗi người. Tuy nhiên, người ta cũng nhắc nhở mỗi người “Đức năng thắng số”, hãy biết lấy Đức làm trọng. Không nên ỷ quá vào số phận, hãy biết tạo số phận tốt hơn cho chính bản thân mình.
Lời kết
Với những chia sẻ trên, Phật Giáo Việt Nam rất vui vì đã cung cấp đến cho bạn đọc lời Phật dạy về chữ Đức hay và ý nghĩa sâu sắc. Mong rằng qua bài viết này, bạn biết mình sẽ làm gì với cuộc đời, nên sống ra sao để không ngừng thu nhận chữ Đức và lan tỏa nguồn năng lượng này đến cho mọi người.