Phương châm tu học của người con Phật luôn là “duy tuệ thị nghiệp”. Nghĩa là chỉ có tuệ giác mới có thể giúp con người giải quyết mọi chuyện khổ đau, sanh tử trên cõi đời này. Cùng Phật Giáo Việt Nam lý giải vì sao Phật xem trí tuệ là tối thượng – duy trì thị nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

Câu chuyện

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại ngôi làng tên Sàlà. Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, ví như trong loài bàng sanh, sư tử, vua các loài thu được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, tốc lực và dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.

Và thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Này các Tỷ kheo, đó là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bô V, chương 4, phẩm 6, phần Sàlà, NXB Tôn Giáo, 2000, tr.354)

Trí tuệ là tối thượng
Thơ hay về Phật

Lời bàn

Giáo lý ngũ căn (tín, tấn, niệm, định và tuệ căn) là nền tảng, căn bản, nguồn gốc cho mọi thiện pháp phát sinh. Nói cách khác, ngũ căn là các pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.

Giác ngộ là mục tiêu của tu tập ngũ căn và toàn bộ giáo lý Phật Đà. Trong nội dung tu tập ngũ căn: Thiết lập niềm tin sâu sắc vào Tam bảo (tín), tinh cần thực hiện và thành tựu tất cả các điều lành trong cuộc sống (tấn), thực tập chánh niệm, đặc biệt là Tứ niệm xứ (niệm), chứng đắc và an trú Tứ thiền (định), đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt của các pháp, rõ biết như thật về Tứ Thánh đế (tuệ), tất cả không ngoài mục đích hướng đến giác ngộ.

Trí tuệ là tối thượng
Trí tuệ là tối thượng

Theo Thế Tôn, trong các pháp thuộc phần giác ngộ ấy, tuệ căn là tối thượng. Cũng như trong Bát Thánh đạo, chánh kiến dẫn đầu. Đành rằng, các pháp khác có tác dụng hỗ trợ rất tích cực cho tuệ giác phát khơi nhưng chỉ có tuệ giác mới giải quyết trọn vẹn vấn đề phiền não, sanh tử. Vì lẽ ấy, phương châm tu học của người con Phật luôn là “duy tuệ thị nghiệp”.

Trí tuệ là tối thượng
Trí tuệ là tối thượng

Kết Luận

Do vậy, Thiền quán, cơ sở của tuệ giác, là nội dung thực tập cần yếu nhất, không thể thiếu trong nội dung tu tập của người con Phật. Thiền quán, thực chất là sự tu tập tuệ căn (ngũ căn), chánh kiến (Bát Thánh đạo), tuệ (Tam vô lậu học). Tuệ giác của Thiền quán (phát triển trên nền thiền chỉ-định) sẽ quét sạch mọi tham ái, chấp thủ và vô minh. Thấy biết đúng như thật về bản chất của các pháp là duyên sanh, vô thường, khổ, không, vô ngã chính là tuệ giác. Ngay đây, sự thật về thân, tâm và thế giới hiển bày va hành giả vượt thoát mọi trói buộc của tham sân si, thành tựu giải thoát, giác ngộ.

Quảng Tánh