ĐỪNG THẤY VIỆC THIỆN NHỎ MÀ BỎ QUA, CHỚ THẤY VIỆC ÁC NHỎ MÀ CỐ TÌNH LÀM

Đời người hãy nhớ: Đừng thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua, chớ thấy việc ác nhỏ mà cố tình làm. Việc gì cũng có nhân có quả của nó.

Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh.

ĐỪNG THẤY VIỆC THIỆN NHỎ MÀ BỎ QUA, CHỚ THẤY VIỆC ÁC NHỎ MÀ CỐ TÌNH LÀM

THIỆN – ÁC, TỐT – XẤU

Giữa thiện – ác, tốt – xấu nhiều khi khoảng cách chỉ là một… sợi tóc.

Làm sao để nhận rõ thiện – ác, tìm một lối đi chân chính cho mình?

La Đại Kinh là người Tống triều, từng viết cuốn sách tên là “Hạc lâm ngọc lộ”, trong đó kể một câu chuyện khá kỳ lạ.

Khi Trương Quai Nhai làm Sùng Dương Lệnh, ông phát hiện quan sứ quản lý phủ khố đã lấy ra một khoản tiền nhỏ để dùng vào việc riêng trong một thời gian dài. Vì vậy, ông xử phạt vị quan đó phải chịu trượng hình (đánh đòn).

Quan sứ không phục, Trương Quai Nhai liền viết ra giấy, phán: “Một ngày một tiền, ngàn ngày một ngàn, dây cưa đứt gỗ, giọt nước xuyên đá”.

Ý nói là mỗi ngày chỉ trộm một đồng nhưng một ngàn ngày sau sẽ là một ngàn đồng, tích lũy lâu ngày sẽ thành một số tiền không ít.

Điều đó giống như dùng dây thừng kéo qua kéo lại ma sát khúc gỗ, khúc gỗ có lớn thì sau cũng đứt đoạn.

Cũng giống như giọt nước không ngừng nhỏ xuống mặt đá, tảng đá dù cứng đến đâu cũng có ngày bị xuyên thủng.

Từng ý từng niệm trong đời người đều vô cùng quan trọng. Một chuyện nhỏ không đáng kể nhưng lại có thể thay đổi cả một con người.

Từng chút vụn vặt trong cuộc sống ngày thường đều là tích ít mà thành nhiều, tích tiểu mà thành đại. Một phút sơ sẩy nhỏ có thể gây ra sai lầm lớn, vậy nên cần có biện pháp phòng ngừa.

Trong “Sử Ký”, Tư Mã Thiên có chép chuyện kể về Cơ Tử. Một lần, Trụ Vương nhận được đôi đũa ngà voi, vô cùng thích thú.

Cơ Tử nhìn thấy, liền than thở nói: “Đũa ngà voi chắc chắn không thể phối với đồ gốm, mà phải phối với chén khắc bằng sừng tê giác, ly bằng ngọc trắng.

Có ly ngọc rồi, bên trong chắc chắn không thể đựng canh rau dại và cơm nấu bằng gạo thô, mà phải là đựng sơn hào hải bị mới tương xứng.

Ăn sơn hào hải vị rồi thì sẽ không muốn mặc áo quần xấu xí, cũng không muốn ở nhà tranh đơn sơ, mà phải mặc áo gấm quần lụa, ngồi xe sang trọng, ở nhà rộng lầu cao.

Nếu cứ như vậy thì phẩm vật của thương nhân trong nước chúng ta sẽ không thể thỏa mãn dục vọng của vua, mà còn phải đi thu gom mọi vật kỳ quái và trân quý của các nước phương xa.

Nhìn đôi đũa ngà voi, ta thấy được kết quả tương lai sau này, không kìm được nỗi lo lắng cho vua”.

Cuối cùng, điều lo lắng của Cơ Tử đã trở thành hiện thực. Dục vọng của Trụ Vương quả nhiên càng ngày càng lớn.

Ông xây Trích Tinh Lâu và Lộc Đài, lấy rượu làm ao, treo thịt làm rừng, thu thập đồ chơi trân quý của khắp nơi, khiến cho dân oán dân than, dẫn đến việc Chu Vũ Vương khởi binh phạt Trụ. Sau khi Trụ Vương bại trận, ông đã tự thiêu mình trong ngọn lửa rừng rực tại Lộc Đài.

CỔ NHÂN TỪNG NÓI:

“Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”, nghĩa là, đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà làm.

Con người ngày nay thường nóng vội, tham công, hám lợi. Khi gây dựng sự nghiệp, họ chỉ muốn một bước là thành tựu, một đêm là thành danh, một ngày là thành tài.

Họ luôn xem “việc nhỏ” là tầm thường, nhưng lại quên mất rằng việc lớn nhờ có tích tiểu mà thành đại.

Họ không xem trọng lỗi sai nhỏ nhưng chính sơ suất nhỏ lại có thể gây ra sai lầm lớn, dẫn đến “mối hận ngàn năm”.

Lịch sử hàng ngàn năm qua đã luôn để lại rất nhiều câu chuyện chứng minh cho đạo lý “nước chảy đá mòn” ấy.

Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh.

Giữa thiện – ác, tốt – xấu nhiều khi khoảng cách chỉ là một… sợi tóc.

Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời.

Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều nên chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho những người xung quanh và chính mình.

Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh.

Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lai ảnh hương xấu đến những người xung quanh.

Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác.

“Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm” là một lời khuyên có ý nghĩa rất thiết thực với mỗi người.

Bởi vì phần đông chúng ta đều mắc vào sai lầm này, thường bỏ qua những việc thiện nhỏ và đi làm những việc ác nhỏ.

Đã là việc thiện thì dù lớn hay nhỏ cũng nên làm, đôi khi chỉ là dắt cụ già hay em nhỏ qua đường, hay khóa van vòi nước công cộng đang chảy lãng phí.

Con người thường hay vô tình với những điều nhỏ nhoi xung quanh.

Làm việc thiện, quan trọng nhất không phải là việc lớn hay nhỏ mà cốt ở cái tâm lớn hay nhỏ của người ta.

Làm việc thiện là không tính toán thiệt hơn, là vô tư vô ngã.

Một trong những điều tâm niệm của nhà Phật là “Thi ân không cầu đền đáp vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính”.

Làm việc thiện một cách vô tư sẽ không chỉ mang đến cho người khác những điều tốt lành mà còn giúp chính mình có được cái tâm thanh thản, trong sáng.

Còn làm việc ác, dù nhỏ thôi cũng sẽ không chỉ gây hại cho người khác mà còn làm cho lương tâm mình day dứt, lo lắng, là tự đánh mất sự thanh thản của chính mình. Không ai có thể yên lòng sau khi đã làm một việc ác.

Việc ác nhỏ thì day dứt lương tâm, việc ác lớn thì lo sợ, ám ảnh.

Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác.

Cái ác vẫn sẽ luôn tồn tại bên cạnh điều thiện như cái lý tương sinh, tương khắc.

Nhưng lựa chọn thiện – ác thực sự đang quyết định số mệnh của con người.

Người hành thiện, tích đức, lấy thiện đãi người chắc chắn sẽ có thiện quả.

Kẻ hành ác, giết người hại mệnh, dù nhất thời sống trong giàu sang nhung lụa nhưng cuối cùng sẽ phải đối diện với sự phán xét nghiêm khắc nhất của thiên lý.