Trong nhà thiền có một câu chuyện sâu sắc khiến ai cũng suy nghĩ. Chuyện kể về có một số người được mời lên trời chơi. Họ được mời để ở lại dùng bữa. Lúc này, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy người cõi trời cũng sử dụng đũa như người ở trần gian. Tuy nhiên, đũa ở cõi trời lại có phần dài hơn so với đôi đũa thông thường ở trần gian. Chuyện này là thế nào? Mời bạn đọc cùng Phật Giáo Việt Nam đón đọc câu chuyện bó đũa của trời trong bài viết dưới đây. 

Câu chuyện đôi đũa của cõi trời

Trong nhà thiền có câu chuyện kể về mấy người được lên trời chơi. Lên đó, họ được mời ăn cơm và họ ngạc nhiên khi thấy người trời cũng dùng đũa như ở trần gian. Nhưng đôi đũa ở cõi trời dài hơn đôi đũa ở trần gian. Quý Phật tử cùng tìm hiểu và suy ngẫm thông điệp từ câu chuyện này.

Trong một bài pháp thoại, Đại đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng đã kể câu chuyện đôi đũa của cõi trời, đồng thời Đại đức cũng đã chỉ ra ý nghĩa ẩn sau câu chuyện:

Hôm ấy có mấy vị được bay lên trời chơi, các người trời mới mời vào mâm cơm ăn. Thì ông người hạ giới được lên trời mới bảo: “Ồ! Thưa các ngài, tôi cũng thấy lạ”, tại sao ngài nào cũng cầm đôi đũa dài thế?, ở dưới trần gian chúng tôi, đôi đũa chỉ độ 30cm thôi. Tại sao ở trên trời các ngài, đôi đũa lại dài đến 50 – 60 cm thế này? Ông ngạc nhiên, trên trời cũng ăn cơm bằng đũa.

Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc
Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc

Thế thì mấy vị người trời bảo: Thưa ông, chúng tôi trên trời dùng đũa dài là thế nào ông biết không?, Ở trên trời chúng tôi, khi ăn là chúng tôi gắp thức ăn để cho người đối diện, cho nên là cần phải đũa dài. Còn trần gian các ông là gắp vào bát cho mình, cho nên các ông chỉ dùng đũa ngắn thôi. Còn tôi vì gắp, tôi phải với cho người kia nên đũa dài.

Ý nghĩa của câu chuyện đó là:

Câu chuyện cho thấy những người được sinh ở cõi trời đều đã dứt bỏ được tính tham lam của mình. Chỉ những ai còn tham lam, hoặc chưa dứt bỏ được tính tham của mình. Họ mới ở lại nơi hạ giới này, chẳng thể lên trời được. Câu chuyện cũng cho thấy rằng tham, sân, si là tam độc. Nó là liều thuốc độcngấm dần vào trong tư cách con người. Lâu dần sẽ giết chết nhân cách của chúng ta một cách không lường trước được.

Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc
Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc

Lời Phật dạy về tham, sân, si của con người

Trời đất này rộng vô cùng, còn long người thì lại sâu vô tận. Lòng tham của con người như một chiếc túi khổng lồ, không có đáy. Khi họ ham muốn một điều gì đó, nếu không lắng nghe lời Phật dạy, họ sẽ không biết điểm dừng lại. Lời Phật dạy về tham, sân, si là như thế nào? 

Tham

Theo Phật pháp, tham chính là sự say đắm, ham muốn, hay đam mê, khao khát có được một điều gì đó. Lòng tham của con người cốt lõi là do 5 yếu tố. Bao gồm Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy. Tài chính là tài sản, sắc là sắc đẹp, hình thức bên ngoài, còn danh là tiếng tốt, danh thơm, thực là ăn uống, cuối cùng thùy là ngủ, nghỉ. Khi con người ham muốn 1 trong các thứ này một cách cao hơn mức bình thường. Họ sẽ nảy sinh lòng tham, muốn được chiếm hữu nó. Điều này thể hiện ở hành động, lời nói, cử chỉ của mình. 

Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc
Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc

Đức Phật khẳng định con người sinh ra vốn dĩ không hề có sẵn bản tính tham lam. Sự tham lam của con người chỉ là do họ không biết cách kiểm soát, không biết cách kiềm chế mà thôi. Đức Phật cũng khẳng định lòng tham giống như cỏ hoang. Nếu cỏ hoang làm hại ruộng nương thì lòng tham lại làm hại “đất tâm” của người tu hành. 

(Pháp Cú 356)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Tham lam gây hại nhiều hơn cho người,
Tham lam ai đã lìa rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.

Sân

Khi chúng ta bực tức, giận dữ, nóng nảy vì một chuyện gì đó không vừa lòn, không như ý muốn của ta. Đó chính là “sân”. Chúng ta nóng nảy, bất bình, cáu gắt vì bị xúc phạm. Rồi chính vì điều đó mà cho phép bản thân mình làm những chuyện sai trái. 

“Sân” được sinh khởi đều là do chúng ta quá yêu thích “cái ta” hay yêu “cái của ta” quá nhiều. Có thật vậy không? Khi người ta chê bai, mắng nhiếc, lăng mạ kẻ khác, ta chỉ thấy bất bình chứ chẳng thấy giận. Nhưng nếu ai đó chửi bởi, khiển trách ta, hoặc những người thân yêu của ta. Chẳng phải ta đều cảm thấy rất tức giận, rất khó chịu sao? 

Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc
Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc

Hãy nhớ rằng, cuộc đời này chẳng ai là vẹn tròn, hoàn hảo. Việc bị khiển trách, hoặc sống không vừa lòng miệng thiên hạ là chuyện quá đỗi bình thường. Phàm là người trần, không một ai có thể tránh khỏi. 

Si

Si chính là sự si mê, quá ngu tối, vô minh. Người vô minh là người không được sáng suốt, không biết suy xét để hiểu theo đúng lẽ phải. Bởi vì người vô mình không biết phân biệt được tốt, xấu, đúng, sai, lợi, hại,… Nên dẫn đến làm những việc không đúng, tội lỗi. Vì sự vô minh của họ mà không chỉ có hại cho mình, mà còn hại những người vô tội xung quanh.

Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc
Câu chuyện về bó đũa của trời và bài học sâu sắc về tam độc

Chúng ta liệu có phải là người vô minh? Chúng ta có đang dần để những chất bợn nhơ nhớp gặm nhấm lấy tâm trí, tâm hồn từ sâu bên trong con người. Khiến cho những thói hư, tật xấu đang dần được bản thân chấp thuận, đồng ý một cách vô tội vạ? Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch.