Thiền từ lâu đã trở nên phổ biến, quen thuộc với hầu hết mọi người chúng ta. Thiền không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp con người thanh lọc tâm hồn, thư giãn. Nói chung, có thể dễ dàng thấy thiền vừa tốt cho sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, không phải thiền lúc nào cũng đúng. Cũng không phải ai thiền cũng giống được như Đức Phức. Phật Giáo Việt Nam qua bài viết ngắn dưới đây, hy vọng sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết về kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật.

Giới thiệu về việc hành thiền của Đức Phật

Đức Phật đã thiền với không biết bao nhiêu hình trạng khác nhau trong suốt hơn 45 năm hành đạo. Và trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng đó, ngài luôn hành thiền trong cả 4 oai nghi. Trong lúc sinh hoạt, khất thực, thọ trai,….Ta luôn bắt gặp hình ảnh ngài tọa thiền trong dáng vẻ tĩnh lặng, yên bình.

Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật
Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

Thiền học có từ rất lâu, có trước khi Đức Phật xuất hiện. Đây được xem là một pháp môn được chú ý và quan trọng đối với Ấn Độ. Pháp môn này với họ vẫn còn quan trọng cho đến hiện nay ngày nay. Tuy nhiên, với thiền học Phật Giáo, chính nhờ đức Thế Tôn sáng kiến ra. Thiền học Phật Giáo chịu ảnh hưởng một phần của thiên học Ấn. Thế nhưng nhìn chung, pháp môn này của Ngài vẫn chủ yếu dựa trên quá trình cũng như kinh nghiệm tu tập và chứng đắc của riêng bản thân ngài.

Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

Khi Ngài còn làm thái tử

Lúc này, Ngài rời cung điện đến xuất gia học đạo. Đây là khi Ngài gặp được và theo học với hai vị đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ. Họ có  tên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Sau khoảng thời gian gắn bó và học hỏi, Ngài đã chứng đắc cảnh giới thiền mà hai vị chứng.

Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật
Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

 Chính họ đã xác nhận rằng: “Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú. Pháp mà hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố. Pháp mà tôi biết, chính pháp ấy hiền giả biết; pháp mà hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, hiền giả là như vậy; hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả! Hai chúng ta hãy chăm sóc hội chứng này”.

 Khi Sa môn Gotama tu hành 6 năm khổ hạnh

Kinh nghiệm hành thiền thứ hai của Đức Phật là khi Sa môn Gotama tu hành 6 năm khổ hạnh. Lúc này Ngài vẫn không nhận thấy con đường này đưa ngài đến sự giác ngộ và giải thoát rốt ráo, Thế nên Ngài quyết định đi đến Uruvela để thực tập thiền định. 

Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật
Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

“Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực, được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Như vậy, lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là “xả niệm lạc trú” chứng và trú thiền thứ ba. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.

Trở thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác

Ngài với sự quyết tâm, nhất quyết không rời chỗ ngồi trong suốt 49 ngày đêm thiền quán. ho đến khi Ngài đã chứng được tam minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại kiếp sống này  nữa”. Lúc này đây, Ngài đã thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đây cũng chính là kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật cuối cùng. Chính lần này đã chứng tỏ việc hành thiền khai thông con đường để dẫn con người tiến đến giác ngộ. Đặc biệt, chính nhờ việc hành thiền cũng chính là phương pháp duy nhất để chứng đắc thánh quả.

Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật
Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

Lời kết

Với những chia sẻ trên, Phật Giáo Việt Nam hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Qua bài viết ngắn này, mong rằng bạn đọc đã có thêm kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật