Chúng sinh trong sáu cõi gọi đó là luân hồi.  Chủ thể sinh mệnh của con người sau thì được gọi là vong linh. Thế nhưng câu hỏi vong là gì, người âm là như thế nào? Đó vẫn luôn là điều bí ẩn mà nhiều người thắc mắc muốn tìm kiếm câu trả lời. Phật Giáo Việt Nam trong bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn đọc hiểu linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn của Phật Giáo. Mời mọi người cùng theo dõi!

Có thể thấy, nhiều người vốn vẫn nghĩ về đạo lý luân hồi chuyển kiếp rất đại khái, sơ sài. Chúng ta thường được nghe nhắc đến khái niệm luân hồi. Và những lúc ấy, đa số đều nghĩ đến sự chuyển tiếp sinh hoạt trong nhiều xác thân của một linh hồn cố định. Tức là một người khi chết đi rồi sẽ trở thành những linh hồn đi vất vưởng trong hư không. Linh hồn này đợi khi tìm được thân xác thích hợp rồi nhập vào để tái sinh. Hoặc linh hồn sẽ chọn chịu cực hình bằng cách xuống âm phủ khi đầu thai một kiếp sống khác.

Vong là gì?

Trả lời cho câu hỏi vong là gì? Theo góc nhìn Phật giáo, vong chính là sinh mạng của con người sau khi chết. Trong khi đó, theo quan niệm của dân gian thì con người khi mât đi sẽ trở thành ma quỷ. Tuy nhiên, Phật Giáo cho rằng đây không phải là quan niệm đúng đắn, nếu luôn tin theo quan niệm này, bạn sẽ chẳng bao giờ bàn luận đến hai chữ siêu độ được.

Linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn của Phật Giáo
Linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn của Phật Giáo

Theo quan điểm của Phật Giáo, chúng sinh ở cõi phàm được chia làm thành 6 loại. Gồm có Thiên, Nhân, A tu la, súc sinh, Ngạ quỷ và địa ngục. Trong đó, luật luân hồi được hiểu nôm na là chúng sinh trong 6 cõi này được tái sinh rồi sau đó lại chết. Thế nên con người khi chết, chỉ có thể rơi vào một trong 6 cõi trên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chết đi rồi và chỉ có 1 phần sau khả năng để trở thành quỷ dữ. Siêu độ chính là con người sử dụng phương pháp thoát ly sinh tử khổ đau, hay còn gọi là độ thoát tất cả chúng sinh trong sáu đạo.

Trong 49 ngày, họ mạng của thần trung ấm. Trong khoảng thời gian này, thần trung ấm luôn ở sẵn để đón chờ cơ duyên thành tựu để chuyển sinh. Thế nên dễ dàng thấy được khi người chết trong 7 tuần đầu tiên, gia đình đều luôn làm các Phật sư. Bởi lẽ đây được xem là một việc làm hết sức ý nghĩa và quan trọng với người đã khuất.

Linh hồn là gì

Theo tín ngưỡng dân gian cho rằng linh hồn của người chết có thể nương náu, sống ẩn dật vất vưởng ở đâu đó. Nhiều người cũng tin rằng một người sau khi chết đi, trở thành ma và linh hồn sẽ đến cõi âm. Ở đây, họ sẽ sinh sống và đợi chờ sự phán xét của Diêm vương. Theo đó, người ta cho rằng một người khi còn sống làm quá nhiều ác, xấu xa. Khi chết đi và đứng trước sự phán xét của Diêm Vương, họ sẽ bị hành hạ. Sau đó là đầu thai để sống một kiếp sống khác.

Linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn của Phật Giáo
Linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn của Phật Giáo

Phật giáo từ đó luận theo tín ngưỡng nhân gian. Tức là vẫn sẽ nói đến linh hồn, vong linh hay hương linh,…. ngầm nhắc đến phần còn lại của một người khi chết đi rồi. Tuy nhiên, theo giáo lý của nhà Phật, linh hồn chính là tinh biết, cái biết, tư duy hay cả sự nhận thức,… Và đó gọi chung là Thức. Còn những đời sống trước kia, Phật giáo gọi đó là nghiệp, hay nghiệp thức.


Người âm là gì?

Người âm là gì? Đó hẳn là câu hỏi mà nhiều người đã tự mình tìm thấy được câu trả lời. Đó là khi một người chết đi rồi thì họ sẽ trở thành cõi âm. Vong linh bao gồm vong linh bình thường, Thần, Thánh, Phật,…Trong đó, Thần, Thánh, Phật là những vị khách đặc biệt vì được nằm ở tầng lớp cao hơn. Những vị khách này chỉ thi thoảng mới ghé chỗ ta trong một số trường hợp. Cũng theo đó, gọi người âm là ma, quỷ là điều tối kỵ, không nên. Thay vào đó có thể gọi họ là “vong linh” để thể hiện sự kính trọng nhất.

Linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn của Phật Giáo
Linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn của Phật Giáo

Lời kết

Người thân trong gia đình nên đem các tài vật của người đã khuất mà khi còn sống thích để cúng dường Tam bảo. Hoặc cũng có thể bố thí cho kẻ nghèo khổ, khó khăn. Hơn hết vẫn là thường xuyên liên tục làm các công đức với mục đích để hồi hương người chết. Các vong linh từ đó mà có nơi nương nhờ công đức, được tái sinh về cảnh giới an lành. Đó chính là cách mà mỗi người còn sống có thể đem lại những ý nghĩa cho phần còn lại của người đã khuất. Phật giáo Việt Nam hy vọng đã giải đáp những thắc mắc cũng như giúp mọi người hiểu hơn về linh hồn và luân hồi dưới góc nhìn Phật Giáo.