Chúng ta vẫn thường hay nghe về ái ngữ. Nhưng ái ngữ theo tinh thần Phật Giáo là gì? Đó là lời nói chân thật, lời nói xuất phát từ tấm lòng từ bi, độ lượng. Hơn hết, ái ngữ còn giúp người nghe được thấy tốt hơn, truyền đến họ những nguồn năng lượng tích cực. Để hiểu rõ hơn về ái ngữ, mời quý Phật tử cùng Phật Giáo Việt Nam theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Ái ngữ là gì?
“Ái ngữ” theo tinh thần Phật Giáo có nghĩa là những lời nói yêu thương. Hơn hết, đó còn là lời nói được xuất phát từ một tâm hồn trong sạch, không tham sân si. Ái ngữ thể hiện thái độ nhiệt thành của mình dành cho người khác. Sự yêu thương, thái độ quan tâm, ân cần này không chỉ thể hiện qua lời nói, mà hơn hết còn phải được thực hiện cùng với hành động, qua cử chỉ, thái độ,… Nếu bạn đang nghĩ đó là những hành động lớn, cao cả. Thì thực tế, ái ngữ đôi khi đơn giản chỉ là cái gật đầu cười nhẹ cũng đã được coi là lời yêu thương.
Yêu thương trong ái ngữ không dành riêng cho bất cứ tình cảm nào. Đó có thể là tình yêu nam nữ, nhưng cũng có thể là tình cảm bạn bè, người thân. Hơn nữa, yêu cũng có nhiều ý nghĩa, nhiều cấp độ. Trong đó, tầng nghĩa thấp nhất là tình yêu tự tư. Tình yêu tự tư nghĩa là một loại tình cảm chứa sự chiếm hữu, tham lam. Người có tình yêu tự tư thường rất ham muốn được theo đuổi những tham vọng của bản thân mình. Họ muốn được thỏa mãn những điều mà bản thân họ ham muốn. Do vậy, tình cảm đó không được xem là ái ngữ.
Làm thế nào để xuất hiện ái ngữ?
Chỉ cần mọi hành động, lời nói của ta xuất phát từ tình cảm chân thành thì tất cả đều sẽ được coi là ái ngữ. Một khi đã có ái ngữ thì chắc chắn sẽ chạm đến trái tim của người khác. Từ đó mà sưởi ấm, lan tỏa đến họ những điều tích cực.
Để có được điều đó, trước hết mỗi người chúng ta cần có một tấm lòng yêu thương, biết nghĩ cho người khác. Không hơn thua, so đo, tính toán thiệt hơn. Hơn hết, phải đặt mình vào họ mà có lời nói, hành động cho phù hợp.
Chẳng hạn như khi một người lớn cùng nô đùa với trẻ nhỏ. Thứ họ cần không phải là một dáng vẻ trưởng thành, mà phải là một người như về lại tuổi thơ. Để có thể khiến trẻ nhro cười, bạn phải vui đùa hệt như con nít với chúng. Tuy nhiên, khi ở cạnh người già, tuổi trẻ nhiệt huyết với từng bước chân nhún nhảy. Ta không thể đi cạnh họ mà vẫn giữ dáng vẻ tuổi trẻ đó được. Hơn hết, chúng ta cần bước những bước thật chậm, đi song song bên những người lớn tuổi. Bởi vì họ cũng có những bước đi loạng choạng, từng bước nhỏ, thật chậm.
Đừng nghĩ rằng ái ngữ là chỉ cần làm theo suy nghĩ của mình. Hơn hết, phải hiểu được cảm xúc của người khác. Để từ đó, chúng ta thấu hiểu hơn, suy nghĩ và hành động đúng hơn.
Lời kết
Bạn đọc có đang thực hành ái ngữ với người thân yêu xung quanh mỗi ngày không? Qua bài viết này, Phật Giáo Việt Nam rất vui vì đã giải đáp cho bạn đọc Ái ngữ theo tinh thần Phật Giáo là gì? Cùng theo dõi thêm nhiều bài viết khác để có được những bài học ý nghĩa trong cuộc sống bạn nhé!