Cuộc sống luôn biến động, thay đổi không ngừng. Con người cũng thế, cũng không ngừng đổi thay. Vì vậy, ranh giới giữa chính và tà rất mong manh, khó biết được. Để phân biệt người chính, kẻ tà, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Câu chuyện về cách phân biệt người chính, kẻ tà theo lời Phật dạy

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Nếu có người ở trong nhóm tà thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

– Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe rồi sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:

– Các Thầy khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn dạy:

– Người ở nhóm tà sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này ở nhóm tà. Thế nào là năm? Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà. Nếu có chúng sinh ở nhóm tà, nên dùng năm việc mà biết.

Lại nữa, có chúng sinh ở trong nhóm chính, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà
Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

– Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:

– Các Thầy khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:

– Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

– Người ở nhóm chính, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chính. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành thì để ý. Nên biết người này đã ở nhóm chính, trụ ở nhóm chính. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tà tư, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.357)

Lời bàn

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà đã chỉ ra rõ: “đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà”. Đây được xem là 5 tiêu chuẩn để mỗi người chúng ta có cơ sở để thẩm định một người theo chính, hay theo tà. Không chỉ thẩm định người khác, mà 5 tiêu chuẩn đó cũng là để thẩm định chính mình.

Cuộc đời này thực tế là luôn biến động không ngừng. Thân tâm con người thì vô thường. Vậy nên ranh giới giữa chính tà đôi khi lại rất mong manh. Có đôi khi ta luôn khẳng định mình là người của chính phái, là người thiện lành. Nhưng đôi khi, thực tế không phải vậy. Vậy nên cần lấy 5 tiêu chuẩn trên của Thế Tôn để kiểm tra chính mình. Từ đó mà có sự điều chỉnh sao cho càng nâng cấp, hoàn thiện mình hơn.

Lời kết

Với 5 tiêu chuẩn trên, Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà luôn là bài học mà con người ghi nhớ để ấp dụng thường xuyên. Mong bài viết này, Phật Giáo Việt Nam sẽ hữu ích và giúp bạn không ngừng hoàn thiện bản thân mình.