Chúng ta đã nghe rất nhiều về 3 chữ tham sân si. Nhưng nếu không dành thời gian để hiểu sâu về nó, hoặc cố tình xem nhẹ, bạn sẽ khó có thể tránh khỏi những nghiệp báo. Bởi lẽ ở đời, lòng tham của con người là vô đáy, sâu vô tận tựa biển trời bao la. Nếu không lắng nghe lời Phật dạy về tham sân si, con người sẽ  khó có được một đời an yên như mong muốn.

Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu, tuy nhiên phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.

Lời phật dạy về tham

Theo quan niệm Phật pháp, tham chính là sự mê đắm, ham muốn hay sự đam mê, say đắm một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham con người bắt nguồn từ 5 nhu cầu chủ yếu: Tài (tài sản), sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), thùy (ngủ nghỉ), thực (ăn, uống), danh (danh thơm, tiếng tốt). Khi người ta bắt đầu ham muốn một điều gì đó mãnh liệt, họ sẽ này sinh lòng tham. Và điều này được họ biểu hiện rất rõ ở lời nói và hành động.

Lời Phật dạy về tham sân si
Lời Phật dạy về tham sân si

Tuy nhiên, cũng theo như lời Phật dạy khẳng định rằng bản chất của con người vốn không phải tham lam. Con người từ khi sinh ra đã là tờ giấy trắng trong thuần khiết. Lòng tham của mỗi người lớn dần theo thời gian. cũng có thể theo những bể dâu mà tùy thuộc mỗi người gặp phải.

Lời Phật dạy về tham sân si
Lời Phật dạy về tham sân si

Phật nói: “Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Vì sao Phật lại nói như vậy? Phải chăng chính là bởi vì Tham thường đi liền với ác. Người làm điều ác cũng chỉ để thỏa mãn cho những điều mình ham muốn, muốn chiếm đoạt.

Lời Phật dạy về sân

Sân được hiểu đó là cơn nóng giận, nóng nảy, lòng giận dự, hận thù khi không đạt được cái mình muốn. Hoặc khi không vừa lòng, không được thỏa mãn những điều mình mong cầu, con người thường có xu hướng bất tức giận, khó chịu. Cũng có thể chúng ta dễ bất bình vì những lời hay hành động xúc phạm của người khác. Từ đó mà cho phép bản thân mình được quyền làm sai trái, làm tổn thương ngược lại người khác. Sau cơn giận dự đó, con người nảy sinh lòng oán hận, căm ghét tìm mọi cách để trả thù.

Lời Phật dạy về tham sân si
Lời Phật dạy về tham sân si

Sân được sinh khởi sở dĩ đều là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nói một cách dễ hiểu, khi người khác bị xúc phạm, chúng ta dửng dưng và chẳng mấy quan tâm. Tuy nhiên, nếu ta là người đó, ta bị xúc phạm, bị mắng chửi hoặc đụng vào tài sản của mình. Ngay lập tức, ta sẽ có cảm giác khó chịu. Khó chịu kéo dài theo tháng năm, khiến con người trở nên nóng giận. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng ở đời này, phàm là người thì không thể tránh khỏi việc bị chê bai, khiển trách. Thậm chí, có những hiểu lầm mà cả đời này rất khó để lý giải.

Lời Phật dạy về si

“Si” tức là si mê, ngu tối, vô minh. Người vô minh là người không biết suy nghĩ sáng suốt, không biết suy sét để đánh giá đúng sai lẽ phải. Chính vì thế mà họ làm nên những điều tội lỗi, gây hại cho mình và cho cả những người xung quanh. Si, vô minh theo tục, người ta gọi đó là “dại” hay “ngu”.

Lời Phật dạy về tham sân si
Lời Phật dạy về tham sân si

Người vô minh bị che lấp đi tâm trí khiến họ không thể nhìn thật rõ những chất bợn nhớp nhơ đang gậm nhấm con người từ bên trong bởi các thói hư tật xấu. Và chính điều đó làm con người đi vào con đường tội lỗi triền miên không lối thoát. Vì vậy, lời Phật dạy hãy biết dứt bỏ vô mình để mau chóng trở thành người trong sạch.

Lời Phật dạy về tham sân si
Lời Phật dạy về tham sân si

Đức Phật đã giải thích sự khác biệt giữa người biết suy luận chân chính với người suy luận sai lầm và hậu quả dĩ nhiên của mỗi lối suy luận:

(Pháp Cú 11)
Những gì không thật, hão huyền
Lại cho là thật và tin vô bờ,
Những gì chân thật lại ngờ
Lại cho không thật, chỉ là giả thôi,
Nghĩ suy lầm lạc mất rồi
Thấy sao chân thật rạng nơi pháp mầu.
(Pháp Cú 12)
Biết đây là thật để tin
Biết kia không thật, hão huyền mà thôi
Nghĩ suy theo đúng đường rồi
Thấy ngay chân thật rạng nơi pháp mầu.

Lời Phật dạy về tham sân si
Lời Phật dạy về tham sân si

Lời kết

Do đâu mà con người khổ? Tham Sân Si chính là tất thảy nguyên do. Con người hãy biết sống tu tập, dứt bỏ vô minh, tránh xa lòng tham và nuôi dưỡng tâm hôn để thoát khỏi chữ sân. Lời Phật dạy tham sân si là bài học mà cả đời này đều phải ghi nhớ. Phật Giáo Việt Nam hy vọng rằng bài học này sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn, để có một đời an yên như mong muốn!