Mỗi người khi ghé ngang qua quán trọ của cuộc đời đều cần tìm cho mình những bài học để hoàn thành. Đó có thể là bài học về cách đối nhân xử thế. Cũng có thể là bài học để có một đời an yên. Có không biết bao nhiêu bài học mà  chúng ta cần phải hoàn thành trước khi quá muộn. Một trong số đó, bài học về chữ nhẫn có lẽ bạn cũng không được phép bỏ qua. Cùng Phật Giáo Việt Nam lắng nghe lời Phật dạy về chữ nhẫn hay và sâu sắc trong bài viết dưới đây nhé!

Chữ nhẫn là gì?

Trong tiếng Trung , chữ Nhẫn được viết là 忍, bao gồm chữ tâm 心 ở dưới và chữ đao 刀 ở trên. Nếu chữ đao có ý nghĩa là sự tôi luyện và mài dũa mà thành, thì chữ tâm nằm dưới được xem là nền tảng của cả chữ nhẫn.

lời Phật dạy về chữ nhẫn
lời Phật dạy về chữ nhẫn hay và sâu sắc

Đối với những ai có tâm đại nhẫn, họ luôn bất động dù đao kia có sắc nhọn đến đau. Tuy nhiên, với một người bình thường, chữ đao khi cứa vào tim họ, đó cũng là lúc họ ngã quỵ vì đau đơn và khổ cực.  Như vậy, dễ dàng thấy nếu ở một người tâm luôn dao động thì không thể nhẫn được. Còn khi đã luôn bình tĩnh trong mọi tình huống, dù có khổ đau hay bất hạnh, họ vẫn luôn giữ được cho mình một tinh thần ổn định nhất. Đó là khi họ tôi luyện chữ Nhẫn thành công.

lời Phật dạy về chữ nhẫn
lời Phật dạy về chữ nhẫn hay và sâu sắc

Nhẫn được hiểu là nhẫn nhục, nhẫn nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Đay cũng chính là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới… mà mục đích chính là tu và độ chúng sinh (lợi cho mình và cả cho người)

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

“Nhịn được cái tức một lúc
Tránh được mối lo trăm ngày
Muốn hòa thuận trên dưới
Nhẫn nhịn đứng hàng đầu
Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn toàn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường yên ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ
Tự mình nhẫn nhịn được
Ai ai cũng mến yêu
Người mà chưa biết nhẫn
Chưa phải là người hay.”

Trong Kinh Phật viết: “Thái độ đối nhân xử thế đoan chính, nét mặt kiền tịnh tinh khiết, phong thái dung mạo tốt đẹp, đây đều là từ trong nhẫn mà đạt được”.

lời Phật dạy về chữ nhẫn
lời Phật dạy về chữ nhẫn hay và sâu sắc

Khi đã tôi luyện cho mình theo lời Phật dạy về chữ nhẫn rồi, trong nghịch cảnh cũng không thấy bi lụy. Cũng chẳng than phiền, trách đời sao đen đủi. Oán hận chính mình hay căm phẫn người đời là điều một người bình thường vẫn thường hay làm. Tuy nhiên, những việc làm này chỉ khiến bạn rước họa vào thân. Lời Phật dạy về chữ nhẫn, bạn sẽ biết mình nên làm gì để giải quyết vấn đề. Chứ không phải ngồi đó và oán hận hành trình của chính mình. Hãy sống rộng mở, bao dung và luôn thứ tha cho lỗi lầm của người khác. Rồi bạn sẽ nhận thấy cuộc đời này đáng sống biết bao nhiêu!

Lời kết

Để tôi luyện chữ nhẫn, mỗi người cần phải biết nuôi dưỡng từ bi, không cố chấp, thường xuyên niệm Phật hay thiền định mỗi ngày. Lắng nghe lời Phật dạy về chữ nhẫn, Phật Giáo Việt Nam hy vọng bạn đã có thể có thêm cho mình một bài học nữa trong hành trình dài rộng của cuộc đời!