Ngọn nguồn của phúc báo chính là đức. Trong khi đó, âm đức không phải là thứ tự nhiên trên trời rơi xuống. Càng không phải tự nhiên mà có. Tất cả là do tích lũy mà ra. Ấy vậy mà đâu đó vẫn có những người tiêu hao âm đức của chính mình bằng cách phạm phải 1 trong 10 hành vi dưới đây. 

Lòng dạ hẹp hòi

Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: “lòng dạ lớn bao nhiêu thì phúc đức lớn bấy nhiêu”. Con người khi sống càng bao dung, tấm lòng càng rộng mở. Thì chắc chắn người đó sẽ càng hưởng được nhiều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống. Ngược lại, với những người có tâm địa độc ác, hẹp hòi, làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến bản thân, sống ích kỷ, hay so đo tính toán. Đó là những người đang dần tiêu tốn âm đức của chính mình. 

Hay tức giận

Phúc báo ngày càng nhanh mất nếu con người thường xuyên nóng giận. Đức Phật cũng đã từng nói “nhất niệm sân tâm khởi, hỏa thiêu công đức lâm”. Câu này có nghĩa là một niệm sân tâm sinh ra, đốt cháy trụi cả rừng công đức. Khi gặp chuyện mà chúng ta không thích, không hài lòng, chúng ta thường có xu hướng nóng giận, chê trách. Hay khi bất bình vì bị xúc phạm. Tất cả điều này cũng được cho là không đúng, không nên làm. Con người cần khắc phục để không làm tiêu tốn phước đức của mình. 

Bất hiếu

Bất hiếu là việc làm tiêu tốn âm đức nhiều nhất. Vì vậy, con người cần tránh không được bất hiếu với cha mẹ của mình. Cha mẹ chính là phúc đức lớn nhất mà con người chúng ta có được ở đời này. Hiếu thảo với đấng sinh thành giúp con người có thể nhận được phúc báo vô cùng lớn. Tuy nhiên, không phải vì muốn nhận được phúc báo mà con người gượng ép hiếu thảo với cha mẹ. Hãy yêu thương, trân trọng và dành những điều tuyệt vời nhất đến họ bằng cả tấm lòng! 

Tà dâm, ngoại tình

Ông bà cha ta xưa có câu “vạn ác dâm vi thủ”. Câu này có nghĩa là trong hàng vạn cái ác, thì tà dâm là cái ác đứng đầu. Chính vì lẽ đó mà tội nghiệp nó để lại vô cùng lớn. Có thể thấy sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là cái nhất thời. Tuy nhiên, nghiệp báo mà nó để lại thì vô cùng lớn. 

Trộm cắp

Sống ở đời, tốt hơn hết nên biết bằng lòng với hiện tại. Nếu không có được thì cũng đừng toan tính đến việc trộm cắp của người khác. Những thứ có được bằng chính mồ hôi, công sức của chính mình mới xứng đáng, mới có khả năng trường tồn cùng thời gian. Còn nếu đã là đồ của trộm cắp mà nên thì sẽ chẳng thể mãi đứng vững được. Trộm cắp là một trong việc làm tiêu hao phước đức vô cùng lớn. Vậy nên, con người cần biết để né tránh, không phạm phải. 

Sát sanh, hại người

Sát sanh cũng là hành vi tiêu hao âm đức lớn giống như bất hiếu. Mà nặng hơn tất thảy là sát hại người khác. Cùng với đó, giết hại động vật cũng tạo tội nghiệt không kém. Trong Phật Giáo có 5 cơ giới cơ bản. Trong đó bao gồm “sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu”. Dễ dàng thấy được trong 5 cơ giới đó, sát sinh là giới cấm đứng đầu. 

Khẩu nghiệp

Theo quan điểm của nhà Phật, những việc ác của con người đều do xuất phát từ chính con người. Cụ thể là do thân – khẩu – ý của chính chúng ta. Trong đó, khẩu tức là nói ác, nói thêu dệt, nói dối hoặc nói đâm thọc. Lời nói là vũ khí vô cùng lợi hại. Nó có thể đem đến sự dịu nhẹ, yêu thương, có khả năng cảm hóa con người. Nhưng nó cũng có thể giết chết tâm hồn một người, làm người khác đau khổ, sống không bằng chết. Vậy nên, con người chúng ta cần biết dùng miệng của mình góp phần làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, tích cực hơn!

Qua những chia sẻ trên, Phật Giáo Việt Nam tin rằng bạn đã biết được nên né những việc làm nào để tránh tiêu hao âm đức. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết khác của Phật Giáo Việt Nam để có cho mình những bài học bổ ích nhé!